Tiền sử nghiện chất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 62)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

4.1.1.3.Tiền sử nghiện chất

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.1.1.3.Tiền sử nghiện chất

Đàn ông khi mắc trầm cảm thường tìm đến rượu. Họ chán nản, thất vọng, dễ cáu kỉnh, tức giận và đôi khi lạm dụng [18]. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 25 bệnh nhân nam thì có 16 bệnh nhân từng sử dụng rượu (64%), 4 bệnh nhân hiện tại vẫn thường xuyên uống rượu (16%), 16 bệnh nhân từng hút thuốc (64%), 1 bệnh nhân hiện vẫn còn hút (4%) và có 2 bệnh nhân từng sử dụng chất gây nghiện khác (đá, cỏ) chiếm 8%. Trong khi đó không có bệnh nhân nữ nào có tiền sử nghiện rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện khác.

4.1.2.Đặc điểm lâm sàng

4.1.2.1. Phân nhóm bệnh nhân theo mã ICD-10

Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu, có 34 bệnh nhân (52,31%) ở giai đoạn trầm cảm và 31 bệnh nhân (47,69%) ở giai đoạn trầm cảm tái diễn. So sánh với nghiên cứu của Phan Thùy Anh (2007), số bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm là 51,61% và số bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm tái diễn là 25,81%. Theo kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hà (2009), tỉ lệ bệnh nhân ở giai đoạn trầm cảm là 70,3% và giai đoạn trầm cảm tái diễn là 29,7%. Qua các nghiên cứu cho thấy có một tỉ lệ lớn số bệnh nhân mới mắc trầm cảm. Điều này phù hợp với xu hướng gia tăng mức độ trầm cảm trên toàn thế giới.

Số bệnh nhân trầm cảm vừa có triệu chứng cơ thể chiếm tỉ lệ cao nhất, ở giai đoạn trầm cảm là 30,77% và ở giai đoạn trầm cảm tái diễn là 29,23%. Tỉ lệ bệnh nhân mắc trầm cảm nặng ở giai đoạn trầm cảm là 16,91% và ở giai đoạn trầm cảm tái diễn là 13,85%.

Không có bệnh nhân nghiên cứu nào mắc trầm cảm nhẹ. Điều này cho thấy nhận thức của người dân còn rất hạn chế. Đa số người dân vào viện khi bệnh đã tiến triển nặng hoặc vừa. Điều này ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị.

4.1.2.2. Các bệnh lý mắc kèm

Trong mẫu nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân có bệnh mắc kèm đái tháo đường là cao nhất. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bệnh nhân đái tháo đường có xu hướng trầm cảm cao hơn so với các bệnh nhân không ĐTĐ. Trầm cảm cũng là yếu tố nguy cơ phát

triển bệnh lý ĐTĐ. Mối liên hệ giữa hai bệnh mắc kèm này còn chưa rõ ràng và vẫn đang được nghiên cứu [43]. Tỉ lệ bệnh mắc kèm cao thứ hai là tăng huyết áp, chủ yếu gặp trên các bệnh nhân cao tuổi. Ngoài ra một vài bệnh nhân có các bệnh lý về tiêu hóa, kết hợp với bệnh lý trầm cảm khiến bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, người mệt mỏi, chán nản, gầy sút cân, phải vào viện điều trị.

4.1.3. Một vài chỉ số cận lâm sàng trước điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 62)