Mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 70 - 73)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

4.3.2.1.Mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.3.2.1.Mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D

Trong mẫu nghiên cứu, bệnh nhân được đánh giá sự cải thiện các triệu chứng lâm sàng bằng thang HAM-D tại thời điểm ban đầu lúc vào viện, sau một tuần, sau 2 tuần và trước khi ra viện.

Theo 53 báo cáo cho thấy thuốc chống trầm cảm cho hiệu quả vượt trội so với giả dược, và 40 báo cáo cho thấy hiệu quả này khác biệt đáng kể ngay từ tuần đầu tiên (P<0,05) [17]. Theo nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với điểm HAM-D 17 có sự khác biệt ngay sau tuần đầu tiên điều trị trên toàn bộ các nhóm bệnh nhân sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau P0/1<0,01. Mức thuyên giảm điểm của cả đợt điều trị trên toàn bộ bệnh nhân là 11,51±3,94. Mức điểm thuyên giảm được coi là có sự đáp ứng điều trị là 8-12 điểm. Như vậy toàn bộ các triệu chứng lâm sàng đã được cải thện sau quá trình sử dụng thuốc trên toàn bộ bệnh nhân.

Tỉ lệ thuyên giảm rối loạn trầm cảm đánh giá theo thang điểm của Hamilton ở một số nghiên cứu chỉ ra mức đáp ứng trên bệnh nhân là 50,1% (SD=9,0) (tứ phân vị 31,6 – 70,4%) [17]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải (2007), mức độ thuyên giảm tính theo thang HAM-D 17 sau 8 tuần điều trị trên nhóm bệnh nhân sử dụng amitriptylin là 70,8±5,1% và trên bệnh nhân sử dụng mirtazapin là 72,8±4,3%.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thuyên giảm theo thang HAM-D 17 trên nhóm BN nghiên cứu sau quá trình điều trị là 66,18±13,83%. (60,10 – 75,74%). Sự khác biệt về tỉ lệ thuyên giảm qua các tuần đánh giá trên các nhóm bệnh nhân sử dụng phác đồ điều trị khác nhau có ý nghĩa thống kê với P1/2, P2/3 < 0,01.

Mức đáp ứng theo tỉ lệ thuyên giảm thang điểm HAM-D 17 là ≥ 50%. Theo 19 nghiên cứu cho thấy, thời gian đáp ứng của TCA là 2,53 tuần (SD = 1,54) (tứ phân vị 1-6 tuần), và thời gian đáp ứng của SSRI là 2,74 tuần (SD = 1,63) (tứ phân vị 1-7 tuần) [17]. Kết quả này thực ra cũng không khác nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thuyên giảm sau 2 tuần là 49,60±14,60% (42,86- 58,58%). Như vậy thời gian đáp ứng theo tỉ lệ thuyên giảm HAM-D 17 trên mẫu nghiên cứu sẽ khoảng > 2 tuần.

4.3.2.3. Mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng theo thang HAM-D 17 trên nhóm có sử dụng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) và không sử dụng trên nhóm có sử dụng liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) và không sử dụng liệu pháp TMS

TMS là liệu pháp kích thích từ xuyên sọ, là một liệu pháp can thiệp có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị trên bệnh nhân. Nghiên cứu cho thấy trên nhóm bệnh nhân sử dụng TMS và không sử dụng TMS, tỉ lệ thuyên giảm toàn bộ các triệu chứng ở mỗi thời điểm đánh giá là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Tỉ lệ thuyên giảm trên toàn bộ triệu chứng của nhóm bệnh nhân sử dụng TMS và không sử dụng TMS giữa các tuần điều trị là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P1/2, P2/3 < 0,01.

Như vậy việc sử dụng TMS không làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm đang sử dụng.Thật vậy, hầu hết các nghiên cứu về TMS trong trầm cảm đã cho phép bệnh nhân tiếp tục dùng liều ổn định của thuốc chống trầm cảm trong thời gian thử nghiệm TMS [36]. Nghiên cứu của Conca và CS (1996) cũng cho thấy điều trị bằng TMS xung đơn tăng cường tốc độ đáp ứng với thuốc chống trầm cảm ở 12 bệnh nhân, so với 12 bệnh nhân chỉ nhận được thuốc chống trầm cảm và không TMS.

4.3.2.3. Đánh giá mức độ cải thiện các nhóm triệu chứng chính

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn khí sắc

Phần lớn các thuốc chống trầm cảm đều giúp cải thiện các triệu chứng trên rối loạn khi sắc của bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm. Tuy nhiên với các bệnh nhân trầm cảm nặng, sự cải thiện này còn diễn ra rất chậm. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải (2007), sau 8 tuần điều trị, tỉ lệ thuyên giảm rối loạn khí sắc ở nhóm bệnh nhân sử dụng amitriptylin là 75,5±3,9 %, và mirtazapin là 73,9±3,1%.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thuyên giảm rối loạn khi sắc trên toàn bộ bệnh nhân sau quá trình điều trị là 68,83±19,59%. Mức thuyên giảm tỉ lệ rối loạn khí sắc có sự khác biệt giữa các tuần, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,01 Riêng

nhóm bệnh nhân sử dụng kết hợp hai thuốc chống trầm cảm, thuyên giảm rối loạn khí sắc sau một tuần và sau hai tuần là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P1/2>0,05), sau quá trình điều trị sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê P2/3<0,05. Sở dĩ vậy là có đối tượng sử dụng hai thuốc chống trầm cảm thường là bệnh nhân nặng, mức độ đáp ứng điều trị kém, sau hai tuần điều trị, khi sắc bớt trầm hơn, vui vẻ hơn, nhưng mức độ tiến triển còn chậm.

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng hay gặp nhất trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm. Ti lệ rối loạn giấc ngủ ban đầu chiếm 62%, giữa là 71% và cuối là 55% theo thang điểm HAM-D 17 trên mẫu nghiên cứu gồm 300 bệnh nhân [51]. Đánh giá sự cải thiện rối loạn giấc ngủ sau khi sử dụng thuốc chống trầm cảm có ý nghĩa rất lớn trên bệnh nhân.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự đáp ứng một phần về sự thuyên giảm rối loạn giấc ngủ ngay trong tuần đầu sử dụng trên các nhóm bệnh nhân sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau. Tỉ lệ thuyên giảm của các nhóm đều trên 25% với P1/2, P2/3<0,05. Tuy nhiên với nhóm bệnh nhân sử dụng hai thuốc chống trầm cảm, thuyên giảm rối loạn giấc ngủ sau một tuần và sau hai tuần là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P1/2>0,05), sau quá trình điều trị sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê P2/3<0,05.

So sánh giữa các nhóm nghiên cứu cho thấy sau hai tuần và sau quá trình điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) về tỉ lệ thuyên giảm rối loạn giấc ngủ giữa các nhóm trị liệu khác nhau. Sau quá trình điều trị, nhóm sử dụng kết hợp chống trầm cảm và an thần kinh là có sự thuyên giảm trên triệu chứng rối loạn khí sắc là nhiều nhất (94,87±15,37%).

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn vận động

Nhóm bệnh nhân sử dụng một thuốc chống trầm cảm cho đáp ứng điều trị sớm với các triệu chứng rối loạn vận động. Sự thuyên giảm triệu chứng rối loạn vận động sau tuần đầu tiên và tuần thứ hai là có ý nghĩa thống kê với P1/2<0,05. Sự đáp ứng này tăng lên sau quá trình điều trị, nhưng sự tăng lên so với sau 2 tuần điều trị là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P2/3>0,05.

Với nhóm bệnh nhân sử dụng hai thuốc chống trầm cảm, sự thuyên giảm rối loạn vận động rất chậm. Sau hai tuần điều trị sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Nhưng sau quá trình điều trị, tỉ lệ thuyên giảm rối loạn vận động tăng lên. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê P<0,05.

Vói nhóm BN sử dụng chống trầm cảm kết hợp với an thần kinh, sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê sau các thời điểm đánh giá P1/2, P2/3 <0,01.

Trên toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu đã có sự đáp ứng điều trị với tỉ lệ thuyên giảm rối loạn vận động > 50%, cụ thể là 65,13±23,28%.

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải (2007), sau 6 tuần, trên nhóm BN sử dụng amitriptylin và mirtazapin có đáp ứng điều trị tốt với tỉ lệ thuyên giảm rối loạn vận động ở 2 nhóm lần lượt là 55,6±3,8% và 60,1±2,3%.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 70 - 73)