KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 75 - 79)

- Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng cơ thể và rối loạn nhận thức

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

KẾT LUẬN

Đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, thuốc được sử dụng nhiều nhất là sertralin 39,51%), tiếp đến là mirtazapin (38,27%), amitriptylin (18,52%), fluvoxamin (2,47%) và paroxetin (1,23%)

Phác đồ sử dụng nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu là CTC + ATK (38,46%), tiếp đến là CTC + ATK + BT (23,08%), CTC + BT (16,92%), CTC (13,85%), CTC + ATK + CKS (4,61%) và CTC + CTC (3,08%)

Có 4 bệnh nhân (6,15%) thay đổi thuốc chống trầm cảm sang điều trị với một thuốc chống trầm cảm khác, 8 bệnh nhân (12,31%) chuyển từ sử dụng một thuốc chống trầm cảm sang kết hợp 2 thuốc chống trầm cảm. Có 27 bệnh nhân (41,54%) thay đổi phác đồ điều trị. Số bệnh nhân thay đổi thuốc ở tuần đầu tiên là 7,69% và tuần 2 là 6,15%. Không có bệnh nhân nào thay đổi thuốc sau 4 tuần điều trị.

Thuốc hỗ trợ được sử dụng nhiều nhất là thuốc bình thần diazepam (67,69%), tiếp đến là các an thần kinh như olanzapin (44,62%), sulpirid (18,46%), haloperidol (15,38%), quetiapin (9,23%) và risperidon (7,69%). Ngoải ra còn có dexamethason (23,08%) và chỉnh khí sắc natri valproat (4,62%).

Ngoải liệu pháp hóa dược, trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu còn sử dụng kết hợp các liệu pháp điều trị khác đó là liệu pháp tâm lý (78,46%) và liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (35,38%).

Thời gian điều trị trung bình với bệnh nhân trầm cảm mức độ vừa là 23,8±10,13 ngày. Với bệnh nhân rối loạn trầm cảm mức độ nặng, thời gian điều trị trung bình là 20,65±8,67 ngày. Trên toàn bộ bệnh nhân, thời gian nằm viện trung bình là 22,83±9,75 ngày.

Biến cố bất lợi trên cholinergic hay gặp nhất trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu: khô miệng (17,26%), táo bón (18,46%), nhìn mờ (7,69%). Trong đó tỉ lệ hay gặp nhất

là trên những bệnh nhân sử dụng amitriptylin: khô miệng gặp ở 9/15 lượt bệnh nhân sử dụng, táo bón gặp 6/15 lượt bệnh nhân. Tiếp đến hay gặp các biến cố trên thần kinh, ức chế tái hấp thu serotonin: đau đầu (15,38%), bồn chồn (12,31%). Tỉ lệ đau đầu gặp trên nhóm bệnh nhân sử dụng sertralin là 4/32, trên nhóm bệnh nhân dùng mirtazapin là 3/31 và amitriptylin là 3/15. Ngoài ra một vài biến cố khác được ghi nhận trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu như buồn nôn (13,85%), hạ huyết áp tư thế (9,23%), tiêu chảy (4,62%), an thần (9,23%).

Trên toàn bộ bệnh nhân, cân nặng trung bình tăng 1,86±1,40 kg. Tính theo sự thay đổi chỉ số BMI cho thấy sau quá trình điều trị, tỉ lệ bệnh nhân gầy giảm từ 16,92% xuống chỉ còn 10,77%. Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường tăng từ 69,23% lên 70,77%, bệnh nhân thừa cân tăng từ 9,23% lên 12,31% và bệnh nhân béo độ I tăng từ 4,62% lên 6,15%.

Có sự khác biệt chỉ số ASAT/ALAT trước và sau khi điều trị, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Sau điều trị số bệnh nhân có chỉ số ASAT/ALAT trong giới hạn bình thường giảm xuống từ 73,81% trước điều trị còn 47,62% sau điều trị. Ngoài ra sau điều trị có 2 bệnh nhân nữ có chỉ số ASAT/ALAT tăng cao quá 5 lần so với giới hạn bình thường. Trong đó có 1 bệnh nhân sử dụng mirtazapin và 1 bệnh nhân sử dụng sertralin trong quá trình điều trị.

Tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm được ghi nhận trên các bệnh nhân sử dụng kết hợp 2 thuốc chống trầm cảm, chủ yếu là gây tăng hội chứng serotonin, với tỉ lệ gặp nhiều nhất trên các bệnh nhân sử dụng kết hợp amitriptylin và mirtazapin (6,15%). Diazepam là thuốc được ghi nhận có tỉ lệ tương tác nhiều nhất trên lâm sàng (tương tác với các thuốc chống trầm cảm và với các an thần kinh). Hay gặp nhất là giữa diazepam và mirtazapin (30,77%), diazepam và olanzapin (26,15%).

Đánh giá hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm Hamilton

Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng thuốc chống trầm cảm

Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu có 64 bệnh nhân (98,46%) được kê đơn với mức liều và thời gian phù hợp khi sử dụng. Có duy nhất 1 bệnh nhân (1,54%) sử dụng

paroxetin được kê đơn với mức liều cao hơn mức liều được khuyến cáo sử dụng và có thời gian sử dụng thuốc không hợp lý.

Đánh giá hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang HAM-D 17

Đánh giá mức độ cải thiện toàn bộ các triệu chứng lâm sàng chung theo thang HAM-D 17

Điểm HAM-D 17 qua các tuần đánh giá trên các nhóm bệnh nhân sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau có sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với P0/1, P1/2, P2/3 < 0,01. Sự thuyên giảm điểm thể hiện ngay sau tuần đầu tiên điều trị. Mức giảm điểm trên toàn bộ bệnh nhân sau quá trình điều trị là 11,51±3,94 điểm.

Tỉ lệ thuyên giảm theo thang HAM-D 17 trên toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau quá trình điều trị là 66,18±13,83%. Tỉ lệ thuyên giảm thể hiện ngay sau tuần đầu tiên điều trị và qua các tuần đánh giá trên các nhóm bệnh nhân khác nhau đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P1/2, P2/3 < 0,01.

Trên nhóm bệnh nhân sử dụng TMS và không sử dụng TMS, tỉ lệ thuyên giảm toàn bộ các triệu chứng ở mỗi thời điểm đánh giá là không khác nhau. Tỉ lệ thuyên giảm trên toàn bộ triệu chứng của nhóm bệnh nhân sử dụng TMS và không sử dụng TMS thể hiện ngay sau tuần đầu tiên điều trị và giữa các tuần điều trị là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P1/2, P2/3 < 0,01.

Đánh giá mức độ cải thiện các nhóm triệu chứng

Sự thuyên giảm triệu chứng rối loạn khí sắc: Tỉ lệ thuyên giảm thể hiện ngay

sau tuần đầu tiên trên toàn bộ các nhóm bệnh nhân sử dụng các phác đồ điều trị khác nhau (đáp ứng > 25%). Tỉ lệ thuyên giảm khí sắc trên toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau quá trình điều trị là 68,83±19,59%.

Sự cải thiện rối loạn giấc ngủ: Thể hiện ngay sau 2 tuần điều trị, với mức

thuyên giảm là >50% ở tất cả các nhóm bệnh nhân và sau quá trình điều trị, sự cải thiện này thể hiện rõ rệt. Tỉ lệ thuyên giảm giấc ngủ sau 2 tuần trên toàn bộ nhóm bệnh nhân là 76,72±31,86% và sau quá trình điều trị là 93,08±19,52%.

Sự cải thiện rối loạn vận động: Sự thuyên giảm thể hiện ngay sau hai tuần trên

nhân là 42,9±30,23. Sau quá trình điều trị, trên toàn bộ bệnh nhân nghiên cứu tỉ lệ thuyên giảm là 65,13±23,28%.

Sự cải thiện rối loạn lo âu: Tỉ lệ thuyên giảm rối loạn lo âu rất chậm, chỉ đáp

ứng một phần sau 2 tuần điều trị với mức thuyên giảm trên toàn bộ bệnh nhân là 31,20±25,48%. Sau quá trình điều trị ti lệ này là 45,85±27,34. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự cải thiện các triệu chứng cơ thể và rối loạn nhận thức: Tỉ lệ thuyên giảm

theo thể hiện ngay sau 2 tuần điều trị trên toàn bộ bệnh nhân và sau quá trình điều trị, tỉ lệ thuyên giảm là 61,51±19,27% trên toàn bộ bệnh nhân.

ĐỀ XUẤT

Sau nghiên cứu đánh giá hiệu tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:

- Mở rộng nghiên cứu đánh giá và so sánh hiệu quả của các thuốc chống trầm mới, trên từng nhóm đối tượng cụ thể nhằm đưa ra khuyến cáo sử dụng cụ thể và phù hợp trên từng bệnh nhân.

- Có sự theo dõi và nghiên cứu chặt chẽ các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra để hỗ trợ cho việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong quá trình điều trị. - Lập hệ thống lưu trữ bệnh án và mã hồ sơ bệnh nhân, để có thể truy xuất tiền sử

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 75 - 79)