“Khảo sát tình hình sử dụng thuốc chống trầm cả mở bệnh nhân được chuẩn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 27 - 29)

đoán trầm cảm nội sinh tại viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai”, thực hiện

bởi Ngô Thị Thu Hà từ 12/2008 đến 4/2009. Nghiên cứu phỏng vấn bệnh nhân và thu thập thông tin trên bệnh án điều trị. Kết quả nghiên cứu cho cái nhìn khái quát về thực trạng sử dụng và tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm nội sinh tại viện.

Hiện tại chưa có đề tài nào đánh giá tính phù hợp khi sử dụng và hiệu quả điều trị của thuốc chống trầm cảm thông qua mức độ thuyên giảm điểm HAM-D 17 tại viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai. Nên chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với mong muốn sẽ góp phần trong việc sử dụng thuốc hợp lý hơn, nâng cao được hiệu quả trong điều trị đối với bệnh nhân rối loạn trầm cảm.

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn.

Tất cả các BN được chẩn đoán rối loạn trầm cảm (Mã bệnh án F32 và F33 theo ICD-10) nằm điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai, từ 02/2014 - 07 /2014.

Có sử dụng ít nhất một thuốc chống trầm cảm

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ.

- Bệnh nhân chuyển khoa khác trong quá trình điều trị - Bệnh nhân không tuân thủ điều trị

- Bệnh nhân nằm viện < 1 tuần

- Bệnh nhân có tổn thương thực tổn tại não.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu không can thiệp, mô tả, thu thập các thông tin của bệnh

nhân trầm cảm được điều trị tại viện sức khỏe tâm thần, bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ 02/2014 – 07/2014 vào phiếu thu thập thông tin (PHỤ LỤC 1).

2.2.2. Phương pháp lấy mẫu

Thu thập thông tin trên bệnh án điều trị và phỏng vấn của 65 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại Viện sức khỏe tâm thần – BV Bạch Mai từ tháng 02/2014 đến tháng 07/2014.

Tiến hành lấy mẫu thông tin tại các thời điểm T0, T1, T2, T3 là các thời điểm ban đầu lúc nhập viện (T0), 1 tuần sau nhập viện (T1), 2 tuần sau nhập viện (T2), trước khi ra viện (T3).

Sau đó tiến hành phân tích, xử lý số liệu và bàn luận kết quả.

2.3. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân rối loạn trầm cảm

2.3.1.1. Đặc điểm chung

- Tuổi, giới tính

- Nơi cư trú, trình độ văn hóa, nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân - Yếu tố gia đình, tiền sử nghiện chất và thời gian mắc bệnh trầm cảm.

2.3.1.2. Đặc điểm lâm sàng

- Các thể RLTC theo tiêu chuẩn ICD-10 - Một vài xét nghiệm cơ bản

- Các bệnh lý mắc kèm

2.3.2. Đặc điểm sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm

- Tiền sử dùng thuốc điều trị trầm cảm - Các liệu pháp điều trị được sử dụng

- Các nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng - Thay đổi thuốc chống trầm cảm

- Các phác đồ điều trị được sử dụng, thay đổi phác đồ điều trị - Khoảng liều điều trị của các thuốc chống trầm cảm

- Thời gian điều trị của bệnh nhân

- Các thuốc điều trị biến chứng và bệnh mắc kèm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ghi nhận các biến cố bất lợi gặp phải trong quá trình điều trị - Tương tác thuốc

2.3.3. Đánh giá tính phù hợp trong sử dụng thuốc và hiệu quả điều trị thông qua mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm Hamilton mức độ thuyên giảm điểm theo thang điểm Hamilton

2.3.3.1. Đánh giá tính phù hợp trong lựa chọn sử dụng thuốc

- Tính phù hợp về liều sử dụng thuốc - Tính phù hợp về cách dùng thuốc

2.3.3.2. Đánh giá mức độ tiến triển lâm sàng theo thang HAM-D 17

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 27 - 29)