- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ
PHẦN 4 BÀN LUẬN
4.2.1. Tiền sử điều trị và thời gian mắc bệnh
Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu có 34 bệnh nhân điều trị trầm cảm lần đầu (52,31%), 31 bệnh nhân (47,69%) trầm cảm tái diễn.
Với 34 bệnh nhân mới phát hiện trầm cảm, thời gian mắc bệnh chủ yếu trong vòng 6 tháng lên đến 79,42%. Thông thường bệnh nhân mới mắc trầm cảm thường không ý thức được mình mắc bệnh, mà đổ lỗi cho các rối loạn cơ thể khác như đau đầu, mất ngủ, kém ăn. Bệnh nhân chỉ đến khám khi các triệu chứng nặng lên, biểu hiện
rõ rệt hoặc được người nhà phát hiện, đưa đi khám. Điển hình có một bệnh nhân mắc bệnh hơn một năm, 1 bệnh nhân mắc trên 2 năm, 1 bệnh nhân mắc gần 4 năm mới tới điều trị bệnh.
Với bệnh nhân trầm cảm tái diễn, số bệnh nhân mắc trầm cảm trong vòng 6-12 tháng là cao nhất (32,25%), tiếp đến là bệnh nhân mắc bệnh trong vòng 1 đến 2 năm (22,58%). Với những bệnh nhân trầm cảm lần đầu, 50-85% sẽ trở nên trầm cảm lần hai và 80-90% trong số bệnh nhân rối loạn trầm cảm lần hai sẽ có rối loạn trầm cảm lần ba [26]. Các bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn trong mẫu nghiên cứu đã được điều trị trầm cảm 1 lần (29,23%) chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ mắc bệnh trong vòng 6-12 tháng sau khi mắc bệnh là cao nhất (32,25%). Đồng nghĩa với tỉ lệ tái phát bệnh trong vòng 6-12 tháng chiếm tỉ lệ cao. Nhiều nguyên nhân dẫn đến tái phát trầm cảm, bao gồm tiền sử gia đình có người trầm cảm, rối loạn khí sắc tái phát, là nữ, giai đoạn trầm cảm kéo dài, mức độ kháng điều trị, các bệnh mạn tính mắc kèm và yếu tố xã hội [26]. Khai thác tiền sử trên hầu hết các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, chủ yếu là do sự kém hiểu biết về bệnh và sự hạn chế về điều kiện kinh tế, nên khi bệnh nhân thấy đỡ liền bỏ thuốc, hoặc uống không thường xuyên, không khám và kiểm tra lại sức khỏe định kỳ. Vì vậy có thể dẫn đến kháng thuốc và tăng nguy cơ tái phát.