Đặc điểm chung khác

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 59 - 61)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

4.1.1.2.Đặc điểm chung khác

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.1.1.2.Đặc điểm chung khác

Trong 65 bệnh nhân nghiên cứu thì số bệnh nhân ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhất (56,92%), tiếp đến là thành thị (27,69%), miền núi là 13,85%. Kết quả này cũng

phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tuấn Phong với tỉ lệ bệnh nhân ở nông thôn chiếm 78,18%. Nghiên cứu của Tô Thanh Phương (2005) cũng cho kết quả tương tự với tỉ lệ bệnh nhân ở nông thôn là 65,91%, thành thị là 22,72% và miền núi là 6,82%.

Một trong nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến gia tăng mức độ trầm cảm trong cuộc sống là do trình độ học vấn thấp [40]. Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh nhân mắc trầm cảm có trình độ trung học phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất (36,92%), tiếp đến là trình độ tiểu học, trung học cơ sở (33,85%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Phan Thùy Anh (2007), với số bệnh nhân có trình độ cấp 3 là 35,72%, cấp 2 là 32,14%. Trình độ trung cấp cao đẳng chiếm 21,54%, trình độ đại học, sau đại học chiếm 7,69%. Không có bệnh nhân nào mù chữ.

Công việc và mức thu nhập có liên quan mật thiết với tỉ lệ trầm cảm [38]. Tỉ lệ bệnh nhân làm nghề tự do, chủ yếu là kinh doanh, buôn bán chiếm tỉ lệ cao nhất (23,08%). Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hà (2009) cũng cho thấy tỉ lệ bệnh nhân làm nghề tự do là cao nhất (48,6%). Nhóm đối tượng này công việc và thu nhập không ổn định, chịu nhiều áp lực từ môi trường sống. Nhóm mắc tỉ lệ trầm cảm cao thứ hai là nông dân chiếm 18,46%, công nhân chiếm 15,38%. Do nước ta là nước nông nghiệp, đang trên đà đô thị hóa, người nông dân và công nhân chiếm tỉ lệ cao, thu nhập và dân trí thấp, khi bệnh tiến triển vừa và nặng họ mới nhập viện điều trị. Học sinh-sinh viên chiếm 13,85%, viên chức chiếm 9,23%. So sánh nghiên cứu Nguyễn Thanh Tuấn Phong (2006), học sinh – sinh viên có tỉ lệ mắc là 9,09%, viên chức là 14,54%. Nhóm đối tượng ở nhà, không có việc làm chiếm 10,77%, hưu trí là 7,69%.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng ly thân, ly dị là thấp nhất (3,08%), tiếp đến là góa (6,15%), độc thân (21,54%) và nhiều nhất là nhóm đã kết hôn (69,23%). Theo Tô Thanh Phương (2006), tỉ lệ bệnh nhân đã kết hôn là 54,54%, chưa kết hôn là 34,09%, ly hôn là 6,82%. Theo dịch tễ học về các bệnh lý tâm thần tại Châu Âu [15], tỉ lệ hay gặp nhất là trên nhóm đã kết hôn hoặc sống cùng với người khác (67,1%), chưa kết hôn là 21,5% và ly hôn/ly thân là 11,5%.

Trong các bệnh nhân nghiên cứu, có 4 bệnh nhân có người nhà (quan hệ huyết thống 3 đời) mắc trầm cảm. Vai trò về gen di truyền thể hiện qua các nghiên cứu về gia

đình, con nuôi, trẻ sinh đôi và các nghiên cứu về phân tử. Nếu bố và mẹ cùng mắc bệnh, thì khả năng con mắc bệnh lên tới 50-75%. [6]

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 59 - 61)