Xu hướng điều trị trầm cảm mới trong tương la

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 25 - 26)

Chất chủ vận receptor melatonin

Trong một vài thử nghiệm lâm sàng cho thấy agomelatin – chất đối kháng receptor 5-HT2C và chủ vận melatonin-1 cho hiệu quả trong điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa [59].

Các thuốc tác dụng lên receptor acetylcholin

Thuốc có hiệu quả đến hệ thống receptor acetylcholin (AChR). Đây là cách tiếp cận mới trong điều trị bệnh nhân trầm cảm kháng trị, sử dụng các hợp chất chọn lọc trên cả hai hệ nicotininc (nAChR) và muscarinic (mAChR). Những nghiên cứu bước đầu có đối chứng sử dụng scopolomin, một chất đối kháng với muscarinic, theo đường tiêm tĩnh mạch đã cho thấy hiệu quả tích cực trong điều trị trầm cảm kháng trị. Gần đây, các nghiên cứu hướng về chất chọn lọc trên nicotinic (nAChR). Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy mecamylamin, chất đối kháng nAChR cho đáp ứng tốt khi kết hợp với citalopram. Một thử nghiệm khác chưa công bố cũng cho thấy khi kết hợp mecamylamin giúp cải thiện tỉ lệ đáp ứng nhưng không cải thiện mức độ thuyên giảm của bệnh [53],[59].

Các thuốc tác dụng lên receptor N-methyl-D-aspartat (NMDA)

Các nghiên cứu gần đây về chất đối kháng receptor N-methyl-D-aspartat (NMDA) đã phản ánh sự hiểu biết còn hạn chế về giả thuyết monoamin trong điều trị trầm cảm và mở ra hướng quan tâm mới về vai trò của glutamat trong điều trị các bệnh lý tâm thần. Trong một thử nghiệm có đối chứng cho thấy ketamin, là chất đối kháng receptor NMDA được sử dụng làm thuốc gây mê trong lâm sàng, có hiệu quả chống trầm cảm đáng kể, duy trì hiệu quả lên đến một tuần sau khi sử dụng theo đường tiêm tĩnh mạch [59].

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 25 - 26)