- Đánh giá mức độ tiến triển lâm sàng chung theo thang HAMD
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.7.2. Ghi nhận sự thay đổi cân nặng trên bệnh nhân nghiên cứu
Sự thay đổi cân nặng trên nhóm BN nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.17
Bảng 3.17. Cân nặng trong quá trình điều trị trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Cân nặng (kg) T0 T1 T2 T3 P (x± SD) 52,78 ± 8,3 53,58 ± 8,34 54,15± 8,32 54,69± 8,49 P0/1 = 0,934 P0/2 = 0,311 P1/2 = 0,346 Mức tăng TB: 1,86±1,40 (kg) Nhận xét:
Sự thay đổi cân nặng theo xu hướng tăng trên mẫu bệnh nhân nghiên cứu. Với toàn bộ bệnh nhân, cân nặng trung bình tăng 1,86±1,40 kg. Tuy nhiên sự thay đổi cân nặng theo các tuần khác nhau không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Mức thay đổi cân nặng trên bệnh nhân được thể hiện trong hình 3.6.
Hình 3.6. Mức độ thay đổi cân nặng trên bệnh nhân
Nhận xét:
Như vậy trên toàn bộ mẫu nghiên cứu có 9 bệnh nhân có trọng lượng cơ thể tăng vừa (13,8%) và 3 bệnh nhân có trọng lượng cơ thể tăng nhiều (4,6%). Vậy 12 bệnh nhân có mức tăng trọng lượng cơ thể >7% (chiếm 18,46%).
Sự thay đổi cân nặng kéo theo sự thay đổi về chỉ số BMI, được thể hiện trong hình 3.7.
Hình 3.7. Sự thay đổi chỉ số BMI trên nhóm BN nghiên cứu
Nhận xét:
Sau quá trình điều trị, tỉ lệ bệnh nhân gầy giảm từ 16,92% xuống chỉ còn 10,77%. Tỉ lệ bệnh nhân có chỉ số BMI trong giới hạn bình thường tăng từ 69,23% lên 70,77%, bệnh nhân thừa cân tăng từ 9,23% lên 12,31% và bệnh nhân béo độ I tăng từ 4,62% lên 6,15%.
3.2.7.3.Mức thay đổi chỉ số ASAT, ALAT trên BN
hiện là sự thay đổi chỉ số ASAT/ALAT, được thể hiện trong bảng 2.18 và hình 3.8.
Bảng 2.18. Sự thay đổi chỉ số ASAT/ALAT trên bệnh nhân
Chỉ số Trước điều trị Sau điều trị P
ASAT 24,24±15,22 33,57±23,58 0,0138
ALAT 26,24±24,84 48,43±46,48 0,0032
Nhận xét:
Trên tổng số 65 bệnh nhân nghiên cứu, chúng tôi chỉ lấy xét nghiệm đánh giá được chỉ số ASAT/ALAT trên 42 bệnh nhân nghiên cứu. Kết quả cho thấy sự thay đổi chỉ số ASAT/ALAT trước và sau điều trị là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Phân nhóm bệnh nhân theo chỉ số ASAT/ALAT được biểu thị trong hình 3.8.
Hình 3.8. Phân nhóm bệnh nhân theo chỉ số ASAT/ALAT
Sau điều trị, số bệnh nhân có chỉ số ASAT/ALAT trong giới hạn bình thường giảm từ 73,81% xuống còn 47,62%. Trước điều trị không có bệnh nhân nào có chỉ số ASAT/ALAT vượt quá 5 lần giới hạn bình thường. Sau điều trị có 2 bệnh nhân nữ có chỉ số ASAT/ALAT tăng cao quá 5 lần với giới hạn bình thường. Trong đó có 1 bệnh nhân sử dụng mirtazapin và 1 bệnh nhân sử dụng sertralin trong quá trình điều trị.