Sự thay đổi thuốc và phác đồ trong quá trình điều trị

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 64 - 65)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

4.2.4.Sự thay đổi thuốc và phác đồ trong quá trình điều trị

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.2.4.Sự thay đổi thuốc và phác đồ trong quá trình điều trị

Mặc dù các liệu pháp hóa dược có những đột phá nhanh chóng trong suốt 50 năm qua, nhưng các nghiên cứu chỉ ra chỉ có 60-70% bệnh nhân dung nạp với thuốc chống trầm cảm đáp ứng với phác đồ đơn trị liệu ban đầu [24]. Trong một thử nghiệm đo nồng độ nortriptylin trong huyết tương cho thấy tỉ lệ đáp ứng là 30% ở những bệnh nhân điều trị thất bại bằng TCA trước đó. Tuy nhiên tỉ lệ đáp ứng lên đến 70% khi bệnh nhân được chuyển sang nhóm thuốc chống trầm cảm có cơ chế tác dụng khác bao gồm chống trầm cảm có cấu trúc dị vòng thế hệ hai, SSRI/SNRI [53].

Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi có 4 bệnh nhân chuyển sang điều trị với một thuốc chống trầm cảm khác, 8 bệnh nhân chuyển từ sử dụng một thuốc chống trầm cảm sang kết hợp 2 thuốc chống trầm cảm. Có 27 bệnh nhân (41,54%) thay đổi phác đồ điều trị.

Hiệu quả của thuốc chống trầm cảm thường thấy sau 2 tuần. Sau 1-2 tuần không có đáp ứng có thể cân nhắc tăng liều, sau đó nếu không hiệu quả có thể chuyển sang một thuốc chống trầm cảm khác [26]. Theo mẫu nghiên cứu của chúng tôi, sự thay đổi thuốc thường diễn ra vào ngày cuối của tuần đầu tiên và ngày cuối của tuần thứ hai. Với số bệnh nhân thay đổi ở tuần đầu là 7,69% và tuần thứ hai là 6,15%. Việc thay đổi này phần lớn dựa trên kinh nghiệm của các bác sĩ trong quá trình điều trị trên bệnh nhân. Một phần khác là do bệnh nhân nội trú được theo dõi hàng ngày nên sẽ

giám sát được hiệu quả và bất lợi trong quá trình điều trị.

Khi thay đổi thuốc phải chú ý thời gian bán thải của thuốc đã dùng trước đó để tính toán thời gian đào thải thuốc, tránh chồng liều làm tăng nồng độ và độc tính của thuốc [53]. Với nhóm bệnh nhân nghiên cứu, sự thay đổi thuốc được thực hiện vào ngày tiếp theo sau khi dừng thuốc đầu tiên trong đợt điều trị. Với 4 bệnh nhân chuyển sang thuốc chống trầm cảm khác, có 2 bệnh nhân chuyển từ thuốc ban đầu là mirtazapin (t1/2 là 30h), 1 bệnh nhân chuyển từ sertralin (t1/2 là 25h), 1 bệnh nhân chuyển từ fluvoxamin (t1/2 là 15h). Như vậy việc sử dụng ngay thuốc thay thế sau khi đổi thuốc có thể dẫn đến chồng liều, làm tăng nồng độ và độc tính của thuốc sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận được biến cố nào nghiêm trọng cần xử trí sau khi thay đổi thuốc sử dụng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 64 - 65)