ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 59)

- Đánh giá sự cải thiện triệu chứng rối loạn giấc ngủ

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm chung

PHẦN 4 BÀN LUẬN

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 1 Đặc điểm chung

4.1.1. Đặc điểm chung

4.1.1.1. Tuổi và giới tính

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số lượng bệnh nhân nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với số lượng bệnh nhân nam, tỉ lệ nữ/nam là 40/25 = 1,6/1. Theo một vài nghiên cứu trước đây có tỉ lệ là nữ/nam là 1,7 [66], hoặc nữ/nam = 2/1 [29], [47] hoặc nữ/nam = 5/2 [30]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Hải (2007), tỉ lệ nữ/nam của hai nhóm nghiên cứu là 5,3 và 8,5, của Nguyễn Thanh Tuấn Phong (2006) tỉ lệ nữ/nam là 1,3/1.

Bệnh nhân cao tuổi nhất là 70 tuổi, thấp tuổi nhất là 12 tuổi, tuổi trung bình là 42,02±16,48. Trong đó rối loạn trầm cảm gặp nhiều nhất ở độ tuổi 25-45 và 45-65, chiếm 36,92%, tiếp đến là độ tuổi từ 16-25 và người cao tuổi (>65 tuổi) chiếm tỉ lệ 12,31%. Nghiên cứu của Kessler và CS (1993) cho thấy độ tuổi từ 25-34 chiếm 30,8% và 35-44 chiếm 25,9%. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hà (2009) thực hiện tại viện sức khỏe tâm thần cũng cho thấy số bệnh nhân từ 25-45 tuổi chiếm 40,6%.

Đối với bệnh nhân nam, tỉ lệ trầm cảm gặp cao nhất ở lứa tuổi 25-45 (44%). Đây là lực lượng lao động chính của xã hội, phải chịu nhiều áp lực trong công việc và xã hội. Tiếp đến là từ 45-65 tuổi (28%), sau đó là 16-25 tuổi (16%).

Với BN nữ tỉ lệ trầm cảm gặp cao nhất ở lứa tuổi 45-65 (42,5%). Đây là nhóm đối tượng trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, bị ảnh hưởng các rối loạn nội tiết, làm tăng nguy cơ trầm cảm [6]. Độ tuổi có tỉ lệ trầm cảm cao thứ hai là từ 25-45 tuổi (32,5%), sau đó là người cao tuổi >65 tuổi (15%). Trầm cảm không phải là một phần của sự lão hóa. Nghiên cứu cho thấy hầu hết người cao tuổi hài lòng với cuộc sống của họ, tuy nhiên trầm cảm ở người cao tuổi thường bị bỏ qua do các triệu chứng không rõ ràng, hoặc bị che lấp bởi các bệnh mắc kèm [18].

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng thuốc chống trầm cảm trên bệnh nhân trầm cảm tại viện sức khỏe tâm thần – bệnh viện Bạch Mai (Trang 59)