Bài tập cá nhân

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 33)

- Đường lối đấu tranh giành chính quyền của Đảng thể hiện sự phân tích

1. Bài tập cá nhân

Viết tự luận

1. Làm rõ bước phát triển và hạn chế trong nhận thức của Đảng vấn đề lực lượng cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền (1930 -1939)?

2. Làm rõ quan điểm của Đảng về vấn đề phương pháp cách mạng trong đấu tranh giành chính quyền (1930 -1939)?

3. Chứng minh rằng, việc Đảng giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước tại Hội nghị Trung ương 8 là một trong những động lực thúc đẩy thắng lợi của công cuộc giải phóng dân tộc trên bán đảo Đông Dương?

4. Chứng minh rằng, Hội nghị Tân Trào (13-8-1945), Đại hội Quốc dân Tân Trào (16-8-1945) đã có những bổ sung, điều chỉnh sáng suốt, kịp thời cho đường lối đấu tranh giành chính quyền, đảm bảo cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Văn kiện của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu là:

A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. B. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

C. Chương trình hành động của ĐCS Đông Dương (15-6-1932). D. Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935).

Câu 2. Trong các điểm sau, điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên

của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10-1930 là: A. Phương hướng chiến lược của cách mạng.

B. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng và mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

C. Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng. D. Phương pháp cách mạng.

Câu 3. Văn kiện nào Đảng nhấn mạnh “cuộc dân tộc giải phóng không nhất thiết

phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa”? A. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

B. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-11-1930). C. Luận cương chính trị tháng 10-1930.

D. Chung quanh vấn đề chiến sách mới của Đảng (10-1936).

Câu 4. Tên của lực lượng vũ trang được thành lập ở Nghệ Tĩnh trong cao trào

cách mạng năm 1930 là: A. Du kích.

B. Tự vệ. C. Tự vệ đỏ.

D. Tự vệ chiến đấu.

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển

của cao trào cách mạng Việt Nam năm 1930 là:

B. Chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp.

C. Chính sách tăng cường vơ vét, bóc lột của đế quốc Pháp. D. Sự lãnh đạo của ĐCSVN.

Câu 6. Mục tiêu cụ thể, trước mắt của cao trào cách mạng 1936-1939 là:

A. Độc lập dân tộc.

B. Hòa bình, dân sinh, dân chủ. C. Ruộng đất cho dân cày. D. Tất cả các mục tiêu trên.

Câu 7. Đối tượng của cách mạng trong giai đoạn 1936-1939 là:

A. Bọn đế quốc xâm lược. B. Địa chủ phong kiến. C. Đế quốc và phong kiến.

D. Một bộ phận phản động thuộc địa và tay sai.

Câu 8. Trong cao trào dân chủ 1936-1939, Đảng chủ trương tập hợp những lực lượng:

A. Công nhân và nông dân. B. Cả dân tộc Việt Nam.

C. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản, địa chủ.

D. Mọi lực lượng dân tộc có nhu cầu dân chủ, dân sinh và một bộ phận người Pháp ở Đông Dương chống phát-xít, chống chiến tranh.

Câu 9. BCH Trung ương Đảng chủ trương thành lập nước Việt Nam DCCH và giải

quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước tại Hội nghị: A. Hội nghị tháng 10-1930.

A. Hội nghị tháng 11-1939. B. Hội nghị tháng 11-1940. C. Hội nghị tháng 5-1941.

Câu 10. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào

Đông Dương và sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh vì:

A. Đó là lúc so sánh lực lượng có lợi nhất đối với cách mạng. B. Đó là lúc kẻ thù cũ ngã gục, kẻ thù mới chưa kịp đến.

C. Đó là lúc quân Đồng minh chưa thể dựng ra một chính quyền trái với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta.

D. Cả A, B, C.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 33)