TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Thành tựu
- Sau hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế
kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Chế độ sở hữu với nhiều hình thức và cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
được hình thành.
- Các loại thị trường cơ bản đã ra đời và từng bước phát triển thống nhất
trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.
- Việc gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói,
giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực.
2. Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
• Hạn chế, yếu kém
- Trong hơn 20 năm xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền kinh tế phát triển vẫn còn chưa vững chắc, chưa hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Trong chỉ đạo điều hành, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn thiếu tập trung, dứt điểm. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xã hội còn thấp, lãng phí; cơ cấu đầu tư chưa thật hợp lý, phân tán, dàn trải, số dự án dở dang, kéo dài còn nhiều.
- Việc đầu tư để đổi mới thiết bị công nghệ cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, một số lĩnh vực còn mang tính tự phát.
- Công tác quản lý đầu tư, quản lý xã hội còn bộc lộ nhiều thiếu sót, sơ hở gây lãng phí, thất thoát và tiêu cực. Môi trường đầu tư tuy đã được cải thiện song vẫn chưa tương xứng với yêu cầu, còn nhiều ách tắc làm ảnh hưởng lớn đến thu hút vốn đầu tư cả trong nước và ngoài nước.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta trong những năm qua chưa thực sự tạo dựng những cơ sở đủ tương thích để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển kinh tế vững chắc.
- Cải cách kinh tế thị trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Thể chế kinh tế thị trường chưa thực sự tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và thuận lợi đối với các chủ thể kinh doanh.
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam còn yếu.
• Nguyên nhân
- Việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là vấn đề hoàn toàn mới chưa có tiền lệ trong lịch sử. Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN còn nhiều hạn chế do công tác lý luận chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.
- Năng lực thể chế hóa và quản lý, tổ chức thực hiện của Nhà nước còn chậm, nhất là trong giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc.
- Vai trò tham gia hoạch định chính sách, thực hiện và giám sát của các cơ quan dân cư, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp còn yếu.
3. Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN và một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn định hướng XHCN và một số vấn đề nảy sinh từ thực tiễn
• Ý nghĩa của việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
- Sự lựa chọn mô hình phát triển "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" là sự khẳng định quyết tâm khắc phục triệt để hệ thống kế hoạch hoá tập trung (đồng nghĩa với nền kinh tế phi thị trường và lạc hậu), để xây dựng hệ thống kinh tế thị trường phát triển (kinh tế thị trường định hướng XHCN).
- Đây là sự tiếp thu có chọn lọc thành tựu và văn minh nhân loại, nhằm phát huy những thế mạnh của kinh tế thị trường, chủ động hướng kinh tế thị trường phục vụ cho việc nâng cao đời sống nhân dân, sự phồn vinh và hạnh phúc toàn xã hội.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là thấm nhuần sự kết hợp giữa tính tất yếu thời đại với nhu cầu phát triển của dân tộc với các giá trị truyền thống dân chủ, nhân văn. Đó là sự vận dụng sáng tạo quy luật chung vào những hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
- Khẳng định quyết tâm và vai trò sáng tạo rất cao của kiến trúc thượng tầng chính trị - pháp luật là ĐCS, Nhà nước pháp quyền XHCN, nhằm tạo lập thể chế kinh tế thị trường văn minh, theo định hướng XHCN.
BÀI TẬP, VẤN ĐỀ TIỂU LUẬN, THẢO LUẬNI. Bài tập I. Bài tập
1. Bài tập cá nhân
• Viết tự luận
1. Phân tích những đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới? 2. Phân tích tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII?
3. Phân tích tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X? 4. Phân tích hạn chế và nguyên nhân hạn chế của kinh tế thị trường định hướng XHCN?
• Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, Nhà nước bao cấp bằng những
hình thức:
A. Bao cấp qua giá.
B. Bao cấp qua chế độ tem phiếu. C. Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn D. Cả A, B,C.
Câu 2. Khuyết tật của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là:
A. Thủ tiêu cạnh tranh và kìm hãm tiến bộ khoa học công nghệ. B. Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.
C. Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
D. Cả A, B, C.
Câu 3. Đặc điểm chủ yếu của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là:
A. Nhà nước quản lý nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường.
B. Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính; quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ; nền kinh tế khép kín về LLSX.
C. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, đơn giản, năng động.
Câu 4. Ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá –
lương – tiền) được đề cập tại:
A. Đại hội lần thứ V(1982) của Đảng. B. Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985) C. Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng. D. Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng.
Câu 5. Kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của:
A. Nhà nước tư sản.
B. Chủ nghĩa tư bản.
C. Thành tựu phát triển chung của nhân loại.
D. Văn minh phương Tây.
Câu 6. Giai đoạn nào Đảng thừa nhận cơ chế thị trường, nhưng không coi nền
kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường? A. 1975-1985.
B. 1986- 1994.C. 1994- 2001. C. 1994- 2001. D. 2001-2006.
Câu 7. Đại hội VII của Đảng (6 - 1991) đã đưa ra kết luận quan trọng:
A. Sản xuất hàng hóa đối lập với CNXH, tuy nhiên nó tồn tại khách quan. B. Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, nó tồn tại khách quan và cần
thiết cho xây dựng CNXH.
C. Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, tuy nhiên nó không cần thiết cho xây dựng CNXH.
D. Sản xuất hàng hóa tồn tại khách quan, nhưng không cần thiết cho xây dựng CNXH.
Câu 8. Đại hội VIII (6 - 1996) của Đảng xác định:
A. Cơ chế vận hành của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta là “cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
B. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
D. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Câu 9. Khái niệm "kinh tế thị trường định hướng XHCN" được chính thức đưa
ra tại:
A. Đại hội lần thứ VI (1986) của Đảng.
B. Hội nghị Trung ương 7, ( khóa VII, (7 – 1994) C. Đại hội lần thứ VIII (1996) của Đảng.
D. Đại hội lần thứ IX (2001) của Đảng.
Câu 10. Mục đích căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước
ta là:
A. Mở rộng thị trường và phát triền đồng bộ các loại thị trường.
B. Phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân.
C. Hội nhập kinh tế quốc tế.
D. Tiến hành CNH, HĐH đất nước.
2. Bài tập nhóm
- Những bước đột phá trong đổi mới tư duy của Đảng về cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới.
- Tác động của chủ trương xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta thời kỳ đổi mới?
II. Tiểu luận