Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên CNX Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 72)

II. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 NAY)

3. Mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ lên CNX Hở Việt Nam

Những nội dung cơ bản của mô kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Về định hướng XHCN: Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong

nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

- Về những biện pháp xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát triển

đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Về chế độ phân phối: Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả

lao động và hiệu quả kinh tế, khuyến khích và đãi ngộ xứng đáng tài năng, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh

doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Đây là một nguyên tắc phân phối công bằng trong hoàn cảnh thu nhập kinh tế còn thấp.

- Về thị trường: Hình thành và phát triển hệ thống thị trường ở Việt Nam

như thị trường hàng hóa - dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường đất đai; thị trường lao động; thị trường khoa học và công nghệ...

- Vấn đề chủ thể và chủ đạo trong kinh tế thị trường định hướng XHCN:

Thực hiện chế độ công hữu về TLSX (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) trên cơ sở đa dạng hóa các quan hệ sở hữu.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

- Về phân bổ các nguồn vốn: Chuyển dịch cơ chế phân bổ các nguồn vốn

vay Nhà nước mang tính hành chính sang cho vay theo cơ chế thị trường, triệt để xoá bao cấp trong kinh doanh; hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh

-Phát triển kinh tế phải gắn liền với phát triển văn hóa, xã hội: Hướng vào

phát triển và lành mạnh hóa xã hội; thực hiện công bằng xã hội, coi đó là nội dung rất quan trọng của định hướng XHCN.

- Về hội nhập kinh tế quốc tế: Coi vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự

chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đường lối chiến lược để phát triển kinh tế, đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại

- Về vai trò của Đảng và Nhà nước trong kinh tế thị trường: Đảm bảo sự

lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý của Nhà nước. Đây là vấn đề mang tính bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 72)