Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947) của đồng chí Trường Chinh tiếp tục làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về đường lối kháng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 40)

Trường Chinh tiếp tục làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về đường lối kháng chiến như: Tính chất, mục đích kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính… bổ sung kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn kháng chiến qua gần một năm.

2. Nội dung đường lối kháng chiến

- Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất thực sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc Cách mạng Tháng Tám, nên nó có tính chất dân tộc giải phóng. Lúc này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là yêu cầu nóng bỏng và cấp bách nhất.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp còn mang tính chất dân chủ mới. Trong quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện “người cày có ruộng”.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính:

+ Toàn dân: Là chiến lược quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất, xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đối trọng với bọn xâm lược Pháp. Dùng sức mạnh toàn dân để tiến hành kháng chiến ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Chủ trương được đề ra dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân” và so sánh lực lượng giữa ta-địch.

+ Toàn diện là phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc trên mọi phương diện:

Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân nhất trí, động viên

nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra Uỷ ban kháng chiến các cấp.

Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự,

phản cộng; triệt để dùng “du kích vận động chiến”, tiến công địch khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự.

Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo

hướng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.

Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân xâm lược của thực dân

Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến.

+ Đánh lâu dài: Ta thực hiện chủ trương này để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy. Chủ trương này được đề ra dựa trên âm mưu của địch: đánh nhanh, thắng nhanh và so sánh lực lượng giữa ta - địch.

+ Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù.

- Triển vọng của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài, gian khổ, song nhất định thắng lợi.

3. Quá trình bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến (1948-1954)

Bổ sung đường lối kháng chiến trong những năm 1948-1950

Trong suốt năm 1947 đến đầu năm 1951, các HNTƯ của Đảng liên tục được nhóm họp, đánh giá tình hình sau ngày kháng chiến bùng nổ, bàn những nhiệm vụ:

- Đẩy mạnh mặt trận quân sự, công tác chính trị, kinh tế, văn hoá, nhằm thúc đẩy kháng chiến tiến lên giai đoạn mới.

- Phát triển, củng cố các đoàn thể; tổ chức các Hội, đoàn, các cơ quan chuyên môn của Hội, đoàn.

- Xây dựng lực lượng, xây dựng kinh tế, xây dựng và chuẩn bị cho Đại hội lần thứ II của Đảng.

- Chuẩn bị chuyển sang tổng phản công.

Đại hội II của Đảng (2-1951) và các Hội nghị Trung ương (khóa II) tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đường lối kháng chiến

Chính cương Đảng Lao động Việt Nam

- Đối tượng của cách mạng Việt Nam: Có hai đối tượng, đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể lúc này là phong kiến phản động.

- Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho CNXH.

- Lực lượng của cách mạng Việt Nam gồm có: Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Ngoài ra, còn có những thân sĩ (địa chủ) yêu nước và tiến bộ.

- Tính chất của cách mạng Việt Nam là CMDTDCND. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất định sẽ tiến lên CNXH. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn.

- Chính cương cũng nêu rõ 15 chính sách lớn của Đảng để đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi và đặt cơ sở kiến thiết quốc gia.

Các Hội nghị Trung ương (1952-1954)

- Các Hội nghị đã cụ thể hóa đường lối kháng chiến và chủ trương đẩy mạnh kháng chiến, tập trung giải quyết các nhiệm vụ:

+ Xây dựng kinh tế - tài chính kháng chiến, bồi dưỡng sức dân và bảo đảm cung cấp cho quân đội. Từ tháng 1-1953, chủ trương thực hiện triệt để giảm tô,

chuẩn bị tiến tới cải cách ruộng đất và từ tháng 11- 1953, tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến.

+ Thực hiện phương châm tác chiến là tiêu diệt địch, phát triển lực lượng ba thứ quân; tăng cường công tác địch vận.

+ Tiến hành chỉnh Đảng, chỉnh quân coi đó là nhiệm vụ trung tâm của công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội.

4. Tiến hành thắng lợi kháng chiến chống Pháp và ý nghĩa đường lối

kháng chiến

Tiến hành thắng lợi kháng chiến chống Pháp

Tiến hành kháng chiến toàn dân, toàn diện, phát triển chiến tranh du kích (1946-1950)

- Đêm 19-12-1946, cuộc chiến đấu của nhân dân ta chống Pháp bùng nổ. - Tiêu biểu là cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội trong vòng 2 tháng đã bảo vệ an toàn các cơ quan lãnh đạo của Đảng và nhân dân di tản ra vùng tự do.

- 10-1947, quân và dân ta đã chiến đấu anh dũng kịp thời chuyển sang phản công thắng lợi.

- Đảng phát triển phong trào du kích chiến rộng khắp ở hậu địc,h từ đồng bằng Bắc Bộ đến miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ đã tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, bảo toàn và tăng cường bồi dưỡng lực lượng của ta.

- Tháng 6-1950, Ban thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Thắng lợi của Chiến dịch biên giới đã mở ra bước ngoặt chuyển cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn.

Đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi (1951-1954) - Xây dựng thực lực kháng chiến về mọi mặt: + Xây dựng hệ thống chính trị.

+ Xây dựng từng bước nền kinh tế kháng chiến.

+ Xây dựng văn hoá - xã hội.

+ Xây dựng lực lượng vũ trang.

+ Xây dựng Đảng vững mạnh

+ Giai đoạn 1950-1953: Ta liên tiếp mở các chiến dịch (Trần Hưng Đạo,

Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), đánh vào vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

+ Từ cuối năm 1951, ta quyết định tiêu diệt địch ở Hoà Bình, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở đồng bằng Bắc Bộ lên quy mô cao hơn.

+ Cuộc tấn công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến. Chúng buộc phải ngồi vào bàn Hội nghị Giơnevơ

Ý nghĩa của đường lối kháng chiến

- Đường lối kháng chiến của Đảng là sự kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sự truyền thống của cha ông ta, là sự vận dụng lý luận chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm quân sự một số nước anh em vào điều kiện Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w