- Hệ thống chính trị là khái niệm được Hội nghị Trung ương 6 khoá
2. Quá trình xây dựng hệ thống chính trị trước đổi mới (1975-1985)
• Hoàn cảnh lịch sử
- Đất nước đã hoà bình, độc lập, thống nhất.
- Đã có hệ thống chuyên chính vô sản được thử thách (1960-1975) gồm: Đảng, khối liên minh công nông, Mặt trận dân tộc thống nhất, chính quyền cách mạng.
- Sau tháng 4-1975, hệ thống chính trị nước ta là hệ thống chuyên chính vô sản, hoạt động trong phạm vi cả nước.
- Xuất phát điểm nước ta là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ. - Hệ thống XHCN đang có những bước tiến nhất định.
- Cách mạng khoa học-kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là bỏ qua qua giai đoạn phát triển TBCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH.
• Cơ sở hình thành hệ thống chuyên chính vô sản ở nước ta
Cơ sở lý luận:
- Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kỳ quá độ và về chuyên chính vô sản.
- Đường lối cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đầu quá độ lên CNXH (1975-1986), khẳng định Nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô sản.
Cơ sở chính trị:
- Được hình thành từ năm 1930, bắt rễ vững chắc trong lòng xã hội và dân tộc. - Điểm cốt lõi của cơ sở chính trị đó là sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.
Cơ sở kinh tế:
- Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp.
- Nhà nước trở thành một tổ chức kinh tế bao trùm. Cách tổ chức và hoạt động của hệ thống chuyên chính vô sản bị tác động bởi mô hình kinh tế đó.
Cơ sở xã hội:
- Kết cấu xã hội bao gồm chủ yếu là hai giai cấp và một tầng lớp (giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức).
- Kết cấu xã hội là kết quả của cuộc đất tranh ai thắng ai trong lĩnh vực chính trị - xã hội, kết quả thực hiện cải tạo XHCN.
• Đặc điểm của hệ thống chính trị trước đổi mới
- Quyền làm chủ của nhân dân lao động được thể chế hoá bằng pháp luật. - Nhà nước trong thời kỳ quá độ là Nhà nước chuyên chính vô sản thực hiện chế độ dân chủ XHCN.
- Đảng là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động xã hội trong điều kiện chuyên chính vô sản.
- Mặt trận, các đoàn thể tham gia và kiểm tra công việc của nhà nước, có nhiệm vụ tập hợp quần chúng hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
- Cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội là Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
• Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của quá trình xây dựng hệ thống chính trị trước đổi mới
Thành tựu
- Đã hình thành được cơ chế chung trong hệ thống chính trị các cấp Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý.
- Đã khắc phục được cách hiểu và cách làm chưa thực sự đúng về hệ thống chuyên chính vô sản của những năm trước.
Hạn chế
- Mối quan hệ Đảng, Nhà nước, nhân dân ở từng cấp, từng đơn vị chưa xác định rõ, mỗi tổ chức chưa làm tốt chức năng của mình.
- Bộ máy nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả, quen dùng biện pháp mệnh lệnh hành chính.
- Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn mới.
Nguyên nhân
- Duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế, tập trung, quan liêu bao cấp. - Hệ thống chính trị vô sản có biểu hiện bảo thủ, trì trệ, chậm đổi mới. - Bệnh chủ quan, duy ý chí, tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh trong vai trò lãnh đạo của Đảng.
II. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ THỜI KỲ ĐỔI MỚI(1986- NAY) (1986- NAY)