Xây dựng các thiết chế trong hệ thống chính trị

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 87)

- Hệ thống chính trị là khái niệm được Hội nghị Trung ương 6 khoá

2. Xây dựng các thiết chế trong hệ thống chính trị

Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị

Quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được tiến hành đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đổn Đảng, với các thành tố của hệ thống chính trị, với đổi mới kinh tế.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng kiên định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.

- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cần chủ động, tích cực, quyết tâm, thận trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.

Nội dung đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

- Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.

- Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra bằng hành động gương mẫu của đảng viên.

- Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể.

- Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Đặc trưng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

(1) - Nhà nước pháp quyền là nhà nước phải có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao, thể hiện được ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thực khách quan, thúc đẩy tiến bộ xã hội, trong đó Hiến pháp và các đạo luật phải giữ địa vị tối cao.

dân chủ đại diện (do cơ quan nhà nước do mình bầu ra) và hình thức dân chủ trực tiếp.

(3) - Nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế trong xã hội, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật, bảo đảm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công dân, chịu trách nhiệm trước công dân về mọi hoạt động của mình. Nhà nước tôn trọng và thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam đã cam kết.

(4) - Nhà nước pháp quyền là nhà nước tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại tới lợi ích hợp pháp của công dân từ phía nhà nước.

(5) - Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo, đồng thời đảm bảo sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Những bước đi xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

+ Tăng tính khả thi, cụ thể trong các quy định văn bản pháp luật.

+ Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền

- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính (thể chế, bộ máy, cán bộ, tài chính công). - Thực hiện cải cách tư pháp, nhằm xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vị được phân cấp.

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Phương hướng: Xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân

dân; quyền lực của nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: + Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. + Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ. + Xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp:

+ Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

+ Thực hiện các giải pháp nhằm chấn chỉnh tổ chức bộ máy hành chính và hoạt động của cơ quan hành chính, cán bộ, công chức:

Xây dựng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội

- Mặt trận và các đoàn thể chính trị có vai trò tập hợp, vận động, đoàn kết nhân dân, đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân

- Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w