II. CHỦ TRƯƠNG XÂY DỰNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 NAY)
2. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường của Đảng và mô hình kinh tế tổng quát thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam
Bước1: Thừa nhận cơ chế thị trường nhưng không coi nền kinh tế của nước ta là kinh tế thị trường (1986- 1994)
- Đại hội VI (12-1986) và Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI, 3-1989), Đại hội VII (1991):
+ Phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trương đổi mới quản lý kinh tế.
+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần kinh tế đi lên CNXH. Khẳng định thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.
+ Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau.
+ Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hóa; chuyển mạnh các đơn vị kinh tế sang hoạch toán kinh doanh.
+ Quan điểm về một thị trường thống nhất trong cả nước, gắn với thế giới (lần đầu tiên đề cập); dứt khoát xóa bỏ cơ chế hai giá, thực hiện một giá thống nhất tuân theo thị trường (lần đầu tiên đề cập).
- Xác định nền kinh tế của ta là “nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”, khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên CNXH của Việt Nam.
Bước 2: Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của CNTB, không đối lập với CNXH (1994-2001)
- Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đại hội VIII (1996):
+ Có nghĩa là nền kinh tế của ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng XHCN, còn có chế vận hành của nền kinh tế đó là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
+ Xác định “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. QHSX, chế độ sở hữu, cơ chế quản lý, chế độ phân phối gắn kết với nhau.
+ Tuy nhiên, thời kỳ này chưa sử dụng khái niệm “kinh tế thị trường”.
- Đại hội IX của Đảng (2001) chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị
trường định hướng XHCN", xác định nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Bước 4: Gắn kinh tế thị trường của nước ta với nền kinh tế thị trương toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và đầy đủ hơn (2006- 2008)
- Đại hội X của Đảng chủ trương:
+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+ Bốn nội dung quan trọng nhất là: Nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế nước ta, nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và các loại hình sản xuất, kinh doanh.
+ Quyết định đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương.
+ Làm rõ hơn về định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, dựa trên 4 tiêu chí: Mục đích, phương hướng phát triển, định hướng xã hội và phân phối, định hướng quản lý.