1. Đổi mới đường lối CNH và bổ sung, điều chỉnh đường lối
• Bước 1: Đổi mới đường lối CNH trong những năm 1986-1994
- Đại hội VI chưa bàn sâu về chính sách CNH, nhưng đã đưa ra một số quan điểm mang tính chất đổi mới:
+ (1). Mục tiêu CNH: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế (phát triển cân đối và nhịp độ tăng trưởng ổn định).
+ (2). Bước đi của CNH:
Sắp xếp nền kinh tế theo một cơ cấu hợp lý, trước tiên là điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế trong chặng đường đầu tiên là nông – công nghiệp dịch vụ. + (3). Tốc độ của CNH: Trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, chưa thể đẩy mạnh CNH, mà chỉ tạo tiền đề cần thiết để đẩy mạnh CNH ở chặng đường tiếp theo.
+ (4). Phương thức tiến hành CNH:
Phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, coi trọng tính khả thi và tính hiệu quả của các chương trình CNH.
Quá trình CNH phải được tiến hành từng bước, phù hợp với trình độ LLSX trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thực hiện “bước quá độ nhỏ trong bước quá độ lớn”.
CNH được tiến hành trong nền kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu, gắn với nền kinh tế mở.
+ “Phát triển LLSX, CNH đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với việc phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm”.
+ Tiến hành CNH theo định hướng mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực.
• Bước 2: Bổ sung đường lối CNH trong những năm 1994- 2001
- HNTƯ 7, khóa VII (7 – 1994) ra Nghị quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ:
+ Bổ sung thêm: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến lao động kỹ thuật cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên cơ sở phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao.
+ Hội nghị cũng đưa ra khái niệm: CNH, HĐH, coi đây là khái niệm kép, trong đó CNH và HĐH có mối quan hệ mật thiết với nhau, định vị CNH trên cơ sở HĐH, hay CNH hiện đại.
+ Xác định: CNH là sự nghiệp của toàn dân với sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, với nội dung trọng yếu là CNH nông nghiệp, tiến hành trên cơ sở nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở và trên nền tảng khoa học – công nghệ hiện đại, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại; đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những khâu quyết định.
- Đại hội VIII (1996):
+ Đại hội VIII của Đảng được coi là đại hội của CNH, HĐH đất nước + Về căn bản, nhất trí với quan điểm về CNH của HNTƯ 7, xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo quá trình CNH, HĐH ở nước ta.
+ CNH là quá trình HĐH, có thể và cần phải bằng con đường rút ngắn.
• Bước 3: Điều chỉnh đường lối CNH từ năm 2001- nay
- Đại hội IX (2001) bổ sung thêm về con đường CNH rút ngắn, về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và yêu cầu phát triển bền vững:
+ Tư duy mới của Đại hội lần thứ IX là cách đặt vấn đề về con đường
CNH, HĐH rút ngắn.
+ Hướng CNH, HĐH ở nước ta: Phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ CNH, HĐH phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập và tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và việc nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
- Đại hội X (2006) có một bước tiến mới: