CƠ CHẾ QUẢN LÝ KINH TẾ TRƯỚC ĐỔI MỚI VÀ KHUYẾT TẬT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 69)

1. Khái niệm cơ chế quản lý kinh tế

- Cơ chế (theo nghĩa cơ học) là bộ máy cùng với những quy tắc, những hình thức nhằm vận hành bộ máy đó.

- Cơ chế kinh tế: là bản thân nền kinh tế cùng với hình thức hoạt động của nền kinh tế đó dưới tác động của các quy luật kinh tế và quy luật khác.

- Cơ chế quản lý kinh tế: là những hình thức, cách thức và phương tiện mà

nhà nước sử dụng để phát triển nền kinh tế quốc dân.

Hình thức, cách thức gồm: Hình thức pháp luật; hình thức kế hoạch hoá, chính sách kinh tế; hình thức hạch toán kinh tế ...

2. Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp và khuyết tật của nó

Đặc điểm của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp

- Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa

trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.

- Các cơ quản hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu.

- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực.

- Xây dựng nền kinh tế khép kín về LLSX; không thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, coi kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế XHCN.

- Nhà nước bao cấp bằng những hình thức qua những hình thức như giá cả, tem phiếu, chế độ cấp phát vốn.

- Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động.

- Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

2. Những đột phá đầu tiên trong đổi mới tư duy về cơ chế quản lýkinh tế của Đảng (1979-1986) kinh tế của Đảng (1979-1986)

Bước 1: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (8-1979)

Hội nghị đã đột phá vào khâu quan trọng nhất của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp: Chế độ công hữu và kế hoạch hóa trực tiếp.

Bước 2: Chỉ thị 100, Quyết định 25 CP, 26CP của Chính phủ (1981)

- Nội dung các chỉ thị, quyết định trên là nhằm giải phóng sức sản xuất.

Bước 3: Đại hội V của Đảng (1982)

Đưa ra những tư duy mới về cơ chế quản lý kinh tế, về CNH, về thành phần kinh tế...

Bước 4: Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (6-1985)

- Đề cập ba nội dung quan trọng của cái cách: Giá cả, tiền lương, tiền tệ (giá – lương – tiền).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w