- Ngày 1-9-1939, phát-xít Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
- Ở Việt Nam, bộ máy đàn áp được tăng cường. Chúng thủ tiêu những gì mà nhân dân ta giành được trong thời gian trước.
- Pháp tiến hành cải tổ bộ máy cai trị, tăng cường lực lượng cảnh sát, mật thám, phát-xít hoá bộ máy cai trị, đàn áp phong trào cách mạng.
- Ngày 22-9-1940, Nhật Bản cho quân vượt biên giới Việt-Trung đánh vào Lạng Sơn chính thức xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp nhanh chóng đầu hàng và dâng Đông Dương cho Nhật. Từ đó, nhân dân Việt Nam sống rên xiết dưới ách áp bức Nhật-Pháp.
• Chính sách cai trị thời chiến của Nhật – Pháp ở Đông Dương
- Dựng nên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
- Quân Nhật cướp ruộng đất của nông dân, nhổ lúa để trồng đay và thầu dầu phục vụ nhu cầu chiến tranh.
- Phát-xít Nhật và thực dân Pháp thực thi ở Đông Dương một nền kinh tế độc quyền phục vụ chiến tranh.
- Phát xít Nhật ra sức tuyên truyền cho thuyết “Đại Đông Á”, mở trường dạy tiếng Nhật, lập viện văn hoá, đặt các cơ quan thông tin, du lịch, tổ chức trao đổi các đoàn văn hóa, giáo dục, y tế, tôn giáo giữa Nhật và Việt Nam, nắm một số tờ báo tay sai, làm công cụ tuyên truyền, đề cao chúng.
2. Xác định, hoàn thiện đường lối
Các Hội nghị Trung ương 6, 7, 8 đã đưa ra một hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng trên những vấn đề chủ yếu sau đây:
(1)- Nêu cao nhiệm vụ GPDT, giành độc lập hoàn toàn cho đất nước: Chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu vì đế quốc Pháp, Nhật là kẻ thù chủ yếu. Nhiệm vụ chống phong kiến đặt ra thực hiện từng bước và phải đặt dưới nhiệm vụ GPDT.
(2)- Về vấn đề lực lượng:
Để đoàn kết và huy động được sức mạnh của toàn dân thực hiện mục tiêu GPDT, Hội nghị Trung ương 6 chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống
thành lập Mặt trận dân tộc chống phát – xít; tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh).
(3)- Về phương pháp cách mạng:
Khẳng định vấn đề khởi nghĩa vũ trang: Cuộc cách mạng Đông Dương phải tiến hành bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang.
(4)- Đảng hết sức chú trọng phân tích tình thế cách mạng cả trong nước và quốc tế để chủ động chuẩn bị về mọi mặt thúc đẩy thời cơ cách mạng:
+ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 và tháng 11- 1940 đã đề cập tới tình thế và thời cơ để cách mạng tiến lên giành thắng lợi.
+ Đặc biệt Hội nghị Trung ương tháng 5-1941 đã dự báo Liên Xô thắng trận, quân Trung Quốc phản công, quân Nhật đang mắc sự phản công của Anh - Mỹ và đặt ra yêu cầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
(5)- Vấn đề chính quyền và hình thức tổ chức nhà nước
Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 chủ trương chưa đưa khẩu hiệu lập “Chính phủ Xô- viết công nông binh'', mà lựa chọn hình thức “Chính phủ cộng hoà dân chủ” - Nhà nước cách mạng của dân, do dân, vì dân và do ĐCS lãnh đạo.