Một số nghiên cứu về chỉ số QUICKI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 36)

Năm 2000, Arie Katz và các công sự đã thử nghiệm và giới thiệu một công thức mới đơn giản và hiệu quả hơn để đánh giá độ nhạy insulin, đặt tên là chỉ số QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index, tạm dịch là

Chỉ số đánh giá nhanh độ nhạy insulin), được tính từ nồng độ insulin và glucose máu lúc đói, với công thức QUICKI= 1/[log(I0) +log(G0)] .

Bằng cách lấy logarit nồng độ insulin máu lúc đói, có phân phối lệch, chỉ số này có phân phối chuẩn hơn, liên hệ tốt hơn với chỉ số kháng insulin tính bằng phương pháp kẹp glucose. Bằng phép lấy nghịch đảo, QUICKI có liên hệ cùng chiều với phương pháp kẹp glucose [61].

QUICKI không phải là một mô hình hoàn toàn mới, mà có thể xem nó là logarit hóa và đảo ngược của HOMA-IR. Katz và các cộng sự, và sau này là nhiều người khác đã nghiên cứu ứng dụng chỉ số QUICKI với nhiều nhóm đối tượng khác nhau, từ bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, người tăng cân…. tới chuột và chuột bạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số QUICKI có tương quan với tốt hơn phương pháp kẹp glucose so với HOMA IR [67].

Tuy nhiên, cũng như HOMA IR, QUICKI cũng có nhiều hạn chế khi áp dụng trong trường hợp người khỏe, bệnh nhân nặng, không áp dụng được với bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và trên động vật. Nhìn chung, QUICKI cũng như HOMA- IR phù hợp áp dụng trong những nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu khám và điều trị liên quan tới nhóm đối tượng lớn với tính chất khác nhau, và HOMA- IR vẫn là chỉ số được áp dụng phổ biến hơn, vì tính toán đơn giản hơn [73].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)