Béo phì và sự tăng lên của vòng eo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 70)

Hiện nay béo phì được coi là yếu tố trung tâm của hội chứng chuyển hóa (HCCH), tình trạng kháng insulin và ĐTĐ [1]. Béo phì là hậu quả của sự mất thăng bằng năng lượng, cung vượt cầu và hậu quả là rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đây là yếu tố góp phần vào quá trình tăng đề kháng insulin, làm bệnh ĐTĐ týp 2 phát triển. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các rối loạn chuyển hóa lipid có trước khi ĐTĐ lâm sàng xuất hiện nhiều năm [1].

Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy cứ tăng 12cm chu vi vòng bụng thì làm tăng nguy cơ bị ĐTĐ lên 53%, nghiên cứu của Tạ Văn Bình và cộng sự [1] cho thấy: tăng chỉ số vòng bụng làm tăng nguy cơ bị ĐTĐ lên

1,75 lần (p < 0,0005), tăng chỉ số BMI > 23 làm tăng nguy cơ ĐTĐ lên 1,56 lần (p < 0,002).

Tỷ lệ VB/VH (hay chỉ số eo hông - WHR): không phải lượng mỡ mà chính sự phân bố mỡ là nguy cơ gây ra béo phì. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy số VB được ưa chuộng hơn tỉ lệ VB/VH trong đánh giá béo bụng [1], [20], [81]. Thậm chí ở những người có BMI bình thường, béo bụng và tăng VB/VM thường phối hợp độc lập với nguy cơ đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: VB trung bình là 86,41 ±

7,19 tỷ lệ béo bụng (VB ≥ 90cm) ở nam là 36,7% cao hơn so với nhóm chứng là 10%. Tỷ lệ VB/VH (WHR ≥ 0,9) ở nam là 76,5% cao hơn nhóm chứng là 58%. Tăng ở tỷ lệ béo bụng (VB ≥ 80cm) ở nữ là 33,8% và (WHR

≥ 0,8) là 87,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết quả trong nghiên cứu của Trần Văn Hiên (2007) trên 150 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được phát hiện lần đầu tại BV Nội Tiết có tỷ lệ béo bụng ở nam là 36,6%, tỷ lệ béo bụng ở nữ là 36% [6].

Thừa cân và béo bụng là các yếu tố nguy cơ liên quan mật thiết với nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 và cũng là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được để làm giảm tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 trong cộng đồng [69], [76].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 70)