Kháng insulin với rối loạn chuyển hóa lipid: RLLPM là biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và kháng insulin. Đặc trưng của các rối loạn các thành phần lipid máu là tình trạng tăng TG, giảm HDL-C còn nồng độ LDL –C có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Giảm HDL-C, tăng TG và hiện diên các thành phần LDL nhỏ, gây xơ vữa động mạch là các đặc tính riêng biệt của mọi thể RLLPM thường gặp ở bệnh nhân có hội chứng kháng insulin, béo bụng và ĐTĐ týp 2.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua các bảng 3.15, bảng 3.16, 3.17 và 3.18 cho thấy:
•Mối liên quan của kháng insulin với cholesterol toàn phần (CT):
Đối tượng nghiên cứu được chia làm hai nhóm, nhóm có CT không tăng khi < 5,2 mmol/l và nhóm CT tăng khi ≥ 5,2mmol/l. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên hệ giữa giữa 2 nhóm có tăng hoặc
không tăng CT về tỷ lệ bệnh nhân kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR và chỉ số QUICKI, sự khác biệt chưa đủ ý nghĩa thống kê (HOMA-IR là 88,6% so với 85,2%, QUICKI là 90,9% so với 88,9%, p > 0,05). (bảng 3.15).
Kết quả chúng tôi thu được cũng tương tự như kết quả của Hiukka A (2005) không thấy mối liên quan về nồng độ cholesterol máu với chỉ số HOMA-IR [50]. Tác giả Bonora E trong nghiên cứu của mình thấy nhóm ĐTĐ có tăng cholesterol thì tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin tính theo chỉ số HOMA-IR và QUICKI không có mối liên hệ với cholesterol [33].
• Mối liên quan của kháng insulin với triglycerid (TG).
Tăng nồng độ triglycerid máu là rối loạn chuyển hoá lipid thường gặp nhất ở BN ĐTĐ týp 2. Tăng TG máu cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh ĐTĐ. Tăng triglycerid máu ở BN ĐTĐ týp 2 thường do tăng nồng độ lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL) dẫn đến tích tụ trong máu làm bão hoà khả năng phân giải mô mỡ, do đó sẽ làm tăng các lipoprotein giàu TG. Một trong những lý do khác gây tăng TG máu là do tăng sản xuất quá mức VLDL- TG vì ở BN ĐTĐ týp 2 có tình trạng kháng insulin, insulin không ức chế được sự tăng giải phóng acid béo tự do ở mô mỡ sau ăn, dẫn tới tăng dòng acid béo tự do đổ về gan để tổng hợp quá nhiều VLDL.
Chúng tôi chia thành hai nhóm, nhóm không tăng TG < 1,7 mmol/l và nhóm tăng CT tăng ≥ 1,7 mmol/l. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở (bảng 3.16) cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các chỉ số kháng insulin với triglycerid (HOMA-IR là 90,5% so với 62,5%, QUICKI là 93,6% so với 62,5%, với p < 0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy có mối tương quan thuận khá chặt giữa chỉ số HOMA- IR với triglycerid (r = 0,584, p = 0,001). Mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa chỉ số QUICKI với triglycerid (r = -
0,358, p = 0,015). Như vậy có mối tương quan giữa kháng insulin với triglycerid (bảng 3.20).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước như Nguyễn Đức Ngọ (2008) nghiên cứu trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy có mối liên quan giữa nồng độ TG với tỉ lệ BN kháng insulin tính theo chỉ số HOMA-IR và QUICKI (với HOMA là 77,5% và QUICKI là 77,5%, p < 0,001) và mối tương quan thuận trung bình giữa chỉ số HOMA-IR với TG (r = 0,336, p = 0,01), mối tương quan nghịch trung bình giữa chỉ số QUICKI với TG (r = - 0,348, p = 0,01) [12]. Tác giả Umakanth S (2004) khi nghiên cứu trên 200 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy có mối tương quan chặt giữa nồng độ TG với tỉ lệ bệnh nhân kháng insulin [84]. Kết quả nghiên cứu của Bonora E (2000) trên 53 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng cho thấy có mối tương quan thuận giữa các chỉ số kháng insulin với TG (r = 0,246, p < 0,05) [33]. Qua kết quả của các nghiên cứu ở trên chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có nồng độ triglycerid càng tăng thì đề kháng insulin càng tăng.
• Mối liên quan của kháng insulin với HDL-C.
Giảm nồng độ HDL-C máu cũng là đặc điểm rối loạn chính của RLLPM ở BN ĐTĐ týp 2. Sự thay đổi này có thể do tăng nồng độ insulin lúc đói dẫn tới tăng thoái giáng lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL) làm giảm HDL-C trong máu [1], [10], [54], [66], [72].
Ở bảng 3.17 nghiên cứu được chia làm hai nhóm, nhóm có HDL-C không giảm khi > 1,0 mmol/L và nhóm HDL-C giảm khi ≤ 1,0 mmol/L. Kết quả của chúng tôi cho thấy các chỉ số kháng insulin cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm giảm HDL-C hoặc không giảm HDL-C máu nhưng không có ý nghĩa thống kê (HOMA-IR là 88,2% so với 85%, QUICKI là 92,2% so với 85%, p > 0,05). Như vậy không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng
insulin với HDL-C. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Kruss RM (2004) trên 1143 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy không mối liên hệ giữa kháng insulin với nồng độ HDL-C máu [64].
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan nghịch mức độ vừa giữa chỉ số QUICKI và nồng độ HDL-C máu (r = - 0,272, p = 0,002) (bảng 3.22). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của Bonora E (2000) khi nghiên cứu trên 53 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cho thấy có mối tương quan giữa các chỉ số kháng insulin với nồng độ HDL-C máu (r = - 0,124, p < 0,05) [33]. Nhưng trong nghiên cứu của Umakanth S (2004) trên 200 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có HCCH không thấy có mối tương quan giữa tình trạng kháng insulin với HDL-C [84]. Nguyễn Đức Ngọ (2008) nghiên cứu trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HDL-C [12].
•Mối liên quan của kháng insulin với LDL-C
So với nồng độ TG máu và HDL-C máu thì nồng độ LDL-C máu ít thay đổi hơn ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Tăng LDL-C máu có vai trò đặc biệt trong bệnh lý tim mạch. Bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tỉ lệ tăng LDL-C máu là 10% ở nam và 25% ở nữ [18]. Tăng nồng độ TG máu, giảm HDL và LDL nhỏ, đặc thường xuyên đi với nhau trong cơ chế rối loạn lipid với vữa xơ động mạch. Dạng rối loạn này cũng thường gặp ở những bệnh nhân có kháng insulin và tăng lên ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [15], [20], [72].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.18) cho thấy các chỉ số kháng insulin cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm tăng LDL-C khi ≥ 3,1 mmol/L hoặc không tăng LDL-C máu khi < 3,1 mmol/L nhưng không có ý nghĩa thống kê (HOMA-IR là 90,9% so với 84,2%, QUICKI là 90,9% so với 89,5%, p > 0,05).
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Haffner SM (1997) không thấy mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với nồng độ LDL-C máu [43]. Nhưng trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ (2008) nghiên cứu trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy có mối liên quan giữa HOMA-IR với LDL-C và không có mối tương quan giữa chỉ số QUICKI với với LDL-C [12].
Qua kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy có mối liên quan giữa kháng insulin với rối loạn lipid máu, đó là: tăng nồng độ và tỷ lệ triglycerid, giảm HDL-C, sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Có mối tương quan giữa các chỉ số kháng insulin với TG và giảm HDL-C.
Như vậy, đa số các thông số lipid máu trong nhóm bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đều có biến đổi rõ rệt so với nhóm chứng. Ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có tăng triglycerid, giảm HDL-C trong máu càng làm tăng tình trạng kháng insulin. Để giảm các biến chứng ở bệnh ĐTĐ týp 2 và tình trạng kháng insulin cần điều trị tốt các RLLPM. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự kết hợp tăng TG và giảm HDL-C với kháng insulin được tìm thấy trước khi được chẩn đoán là ĐTĐ và trên BN ĐTĐ týp 2 [17], [26], [69]. Điều trị rối loạn lipid máu là điều quan trọng để làm giảm thiểu được yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, cũng như giảm sự đề kháng insulin và các biến chứng tim mạch.
4.3.5. Mối liên quan của kháng insulin với HbA1C.
Nồng độ HbA1C máu: kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy HbA1c máu trung bình là 9,3 ± 2,5%, kết quả đó phản ánh tình trạng tăng đường máu kéo dài.
Kết quả chúng tôi thu được cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đào Thị Dừa là 9,3 ± 3,57% [2]
Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy (2004) là 9,8 ± 0,3% [18]. Kết quả ở các nghiên cứu
trên cho thấy ngay cả ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 mới phát hiện cũng có có chỉ số HbA1C tương đối cao. Điều này chúng tỏ các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường được phát hiện muộn.
Bảng 3.19 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HbA1C < 7 % và HbA1C ≥ 7 %, (HOMA- IR là 90,3% so với 66,6%, QUICKI là 93,5% so với 66,6%, p < 0,05).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan thuận mức độ vừa giữa chỉ số HOMA- IR với HbA1C (r = 0,379, p = 0,001) (bảng 3.22). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Notsu Y (2007) và Nguyễn Đức Ngọ (2008) trong nghiên cứu thấy có mối tương quan thuận giữa các chỉ số kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 với HbA1C [70].
Như vậy nồng độ HbA1C càng cao thì bệnh nhân có sự đề kháng insulin càng tăng. Do đó việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ĐTĐ týp 2, khi mà nồng độ HbA1C chưa cao nhiều sẽ giúp cho điều trị thuận lợi hơn. Còn ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 được điều trị thì việc kiểm soát nồng độ HbA1C càng giảm làm giảm sự đề kháng insulin ở những bệnh nhân này.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 71 BN ĐTĐ týp 2 chúng tôi thấy:
1. Tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 lần đầu phát hiện tại bệnh viện Bạch Mai:
- Nồng độ insulin máu có giá trị trung bình là: 12,33 ± 8,8 (μU/ml), tỷ lệ nồng độ insulin máu cao ở nhóm BN ĐTĐ là 31 %.
- Chỉ số HOMA-IR trung bình của BN trong NC là 7,00 ± 6,79, tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR là 62/71 chiếm 87,3%.
- Chỉ số QUICKI trung bình của BN trong nghiên cứu là 0,26 ± 0,08. Tỷ lệ kháng insulin theo chỉ số QUICKI là 64/71 chiếm 90,1%.
2. Mối liên quan của kháng insulin với một số yếu tố:
- Có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HA tâm thu, BMI, triglycerid, HbA1C.
- Không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HA tâm thu, cholesterol, HDL- C, LDL-C, vòng eo.
- Có mối tương quan thuận khá giữa chỉ số HOMA- IR với TG (r = 0,584, p = 0,001), với HbA1C (r = 0,379, p = 0,001).
- Có mối tương quan nghịch giữa QUICKI với triglycerid (r = - 0,358, p = 0,015), với HDL-C (r = - 0,272, p = 0,002).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình (2006), “Bệnh đái tháo đường và Tăng glucose máu”, Nhà
xuất bản Y học, tr 214-244
2. Đào Thị Dừa, Nguyễn Hải Thủy (2006), “Nghiên cứu Kháng insulin ở
bệnh nhân béo phì bằng khảo sát tĩnh và động”, Kỷ yếu toàn văn đề tài khoa học. Đại hội Hội nội tiết và ĐTĐ miền trung lần thứ nhất- 07/2006 tr 387-393.
3. Lê Thị Thu Hà (1999), “Nghiên cứu cường insulin, rối loạn chuyển hóa
lipid và HbA1c ở người ĐTĐ týp 2”, Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II năm 1999.
4. Phạm Trung Hà (2000), “ Kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2”, tạp chí Y học thực hành số 2/2000, tr 21-24.
5. Lê Thanh Hải (2006), “Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở BN có
tai biến mạch máu não” Luận án tiến sĩ.
6. Trần Văn Hiên (2007), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở ở bệnh nhân
đái tháo đường týp 2 lần đầu phát hiện tại BV Nội Tiết trung ương”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, Hà Nội, tr 661- 665.
7. Trần Thị Thanh Hóa, Tạ Văn Bình “ Nghiên cứu Kháng insulin ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có gan nhiễm mỡ phát hiện lần đầu tại Bệnh viện Nội Tiết”, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, Hà Nội, tr 927 - 939.
8. Nguyễn Đức Hoan (2008), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu, kháng
insulin và tổn thương một số cơ quan ở người có rối loạn glucose máu lúc đói”, Luận án tiến sĩ y học, tr.20-88.
9. Nguyễn Cửu Lợi (2003), “Nghiên cứu sự kháng insulin ở nam giới, một yếu
tố nguy cơ của bệnh động mạch vành”, Luận án tiến sĩ y học, tr. 33-44. 10. Nguyễn Kim Lương (2000), “ Nghiên cứu tình trạng rối loạn chuyển
hóa Lipid ở BN ĐTĐ týp 2, Tăng huyết áp, ĐTĐ có tăng huyết áp”, Luận án tiến sĩ y học.
11. Huỳnh Văn Minh (1996), “ Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố
nguy cơ ở BN THA nguyên phát”, Luận án phó tiến sĩ khoa học.
12. Nguyễn Đức Ngọ (2008), “Nghiên cứu mối liên quan kháng insulin với béo
phì, rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2”, Luận án tiến sĩ y học. 13. Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng, Trần Văn Nam, Trần Bùi
Hoài Vọng (2007), “Nghiên cứu kháng insulin bằng chỉ số HOMA ở
người cao tuổi tăng trọng, béo phì”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ ba, Hà Nội, tr 562 - 567. 14. Thái Hồng Quang (2001), “Bệnh nội tiết”, Nhà xuất bản Y học, tr
257- 361.
15. Đỗ Trung Quân (2001), “Bệnh Đái tháo đường”, Nhà xuất bản Y học
Hà Nội năm 2001, tr 20 - 45.
16. Trần Đức Thọ (2002), Bệnh Đái tháo đường, Bài giảng bệnh học nội
khoa, Nhà xuất bản Y học năm 2005, tr 258 - 272.
17. Trần Đức Thọ và cộng sự (1998), “ Nhận xét về kháng insulin, giá trị
của HbA1c trong theo dõi và điều trị Đái tháo đường”, Công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch mai 1997- 1998, tr 109 - 113. 18. Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Đức Quang (2004), “ nghiên cứu chức
năng tế bào Bêta tụy và kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện sau 40 tuổi”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ hai, Hà Nội, tr 323 - 332.
19. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2004), “ Đánh giá kháng insulin
và chức năng tế bào Bêta dựa vào nồng độ glucose máu và insulin lúc đói ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 ”, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, lần thứ hai, Hà Nội, tr 318 - 322.
TIẾNG ANH
20. Abdul – Ghani MA et al (2007), “What is best prediction of future type 2
diabetes”, Diabetes Care, (30), pp: 1544- 1548.
21. AIberti KGMM (1994), “ Insulin resistance: Rewards and fairie”,
Diabetes, edit by: S. Baba and T. Kaneko. Elsevier Sience B. V. 1994, pp: 52 - 61.
22. Alain G. Bertoni, Joseph F. Polak, David C. Goff (2006), “Diabetic
cardiomyopathy and Subclinical cardiovascular Diasease”, Diabetes Care, (29), pp: 588- 594.
23. Alberti KG, Zimmet P and Shaw J (2007), “ International Diabetes
Federation: a consensus on type 2 diabetes prevention” Diabetologia, Vol. 24, Issue 5, pp: 457- 463.
24. American Diabetes Association (2004), “Diagnosis and Classification
for Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, (27), suppl., pp. 5-10.
25. American Diabetes Association (2006), “Diagnosis and Classification of
Diabetes Mellitus”, Diabetes Care, (27), suppl., pp. s 1-10.
26. A. Zambon and S. Zambon (2002), “Lipid and Diabetes”, Me. Dia.
27. Barrios V, Escobar C, Calderon A, Llisterri J.L et al (2007),
“Prevalence of metabolic syndrome in patient with hypertension treated in general in Spain : an assessment of blood pressure and low-density lipoprotein cholesterol control and accuracy of diagnosis”, Cardiometad, Syndr, 2 (1), pp. 9-15.
28. Baskar V, Kamalakannan D et al (2002), “The prevalence of
hypertension and utilization of antihypertension therapy in a district diabetes population” Diabetes Care 25 (11), p: 2107 – 2118.
29. Bethesda (2004), “ Insulin resistance and Pre-Diabetes”, NIH publication,