KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 83)

Kháng insulin hiện nay được coi là một cơ chế bệnh sinh quan trọng của ĐTĐ, kháng insulin cũng liên quan chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tình trạng kháng insulin thường đi trước sự xuất hiện của các triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐTĐ týp 2. Khi nồng độ insulin không đủ để vượt qua tình trạng kháng gây tăng glucose máu mạn tính và bệnh ĐTĐ thực sự sẽ xuất hiện. Kháng insulin được xem như một trong những khiếm khuyết tiên phát đặt nền tảng cho sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2. [1], [8], [14], [15], [30]. Hơn nữa kháng insulin cũng là yếu tố nguy cơ của tim mạch [23], [51], [54 ].

Vì vậy phát hiện sớm tình trạng kháng insulin và cải thiện được độ nhạy của insulin có thể làm chậm cũng như giảm nguy cơ ĐTĐ [60].

Để đánh giá kháng insulin có rất nhiều phương pháp và chỉ số đánh giá. Phương pháp được coi là chính xác nhất hay “tiêu chuẩn vàng” đó là phương pháp “kẹp glucose”. Nhưng phương pháp này rất phức tạp và khó thực hiện nên ít áp dụng trong nghiên cứu dịch tế và thực hành lâm sàng.

Hiện nay phương pháp đánh giá nội sinh (HOMA- Hemostatic model assessement) là phương pháp được phổ biến rộng rãi nhất vì đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và khá chính xác khi so sánh với phương pháp “kẹp glucose” [33], [87].

Chỉ số QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index) và chỉ số HOMA-IR (Homeostasis Model Assessment Insulin Resistance) là hai chỉ số chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu.

Bảng 4.4. Chỉ số HOMA-IR của một số nghiên cứu Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ týp 2 Tác giả n X ± S D n X ± S D p Bonora E 62 2,06 ± 0,14 53 8,03 ± 1,76 0,01 Huichen 26 11 5,71± 0,95 Haffner SM 1273 3,83 ± 0,12 195 9,5 ± 0,3 0,001 Yokoyama H 29 1,22 ± 1,16 45 2,83 ± 1,91 0,01 Trần Thị Thanh Hoá 55 1,07 ± 0,73 114 4,54 ± 2,82 0,01 Nguyễn Đức Hoan 50 4,71 ± 3,34 60 7,92 ± 5,47 0,001 Nguyễn Kim Lương 31 0,8 ± 0,08 49 6,69 ± 1,45 0,01 Nguyễn Bá Việt 2,7 ± 0,1 74 4,07 ± 3,33 0,01 Nguyễn Đức Ngọ 30 4,71 ± 3,34 153 7,92 ± 5,47 0,01 Của chúng tôi 50 1,07 ± 0,73. 71 7,00 ± 6,79

- Kháng insulin theo ch s HOMA- IR:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 cho thấy: ở nhóm ĐTĐ TÝP 2 có chỉ số kháng insulin cao hơn nhóm chứng, đó là chỉ số HOMA-IR trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 7,00 ± 6,79 cao hơn so với nhóm chứng là 1,07 ± 0,73.

Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Đức Ngọ (2008) nghiên cứu tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 7,92 ± 5,47 cao hơn nhóm chứng là 4,71 ± 3,34 với p = 0,01) [12]. Tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương (2000) khảo sát tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 49 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 6,69 ± 1,45 cao hơn nhóm chứng là 0,8 ± 0,08 với p = 0,01) [10].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như Trần Thị Thanh Hóa (2007) tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 114 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 không có gan nhiễm mỡ là 3,94 ± 3,77 cao hơn nhóm chúng là 0,95 ± 0,34 với p = 0,01) [7]. Yokoyama H (2003) tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 45 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 2,83 ± 1,19 cao hơn nhóm chứng là 1,22 ± 1,16 với p = 0,01) [86].

Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nghiên cứu của Haffner SM (1997) tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 195 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 9,5 ± 0,3 cao hơn nhóm chứng là 3,83 ± 0,12 với p = 0,001) [48]. Bonora E (2002) ) tình trạng kháng insulin theo chỉ số HOMA-IR ở 53 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 8,03 ± 1,76 cao hơn nhóm chứng là 2,06 ± 0,14 với p = 0,01) [32].

Sự khác biệt này có lẽ là do có sự khác nhau về nồng độ insulin của các phương pháp định lượng trong từng nghiên cứu, trong công thức tính toán ở mỗi kết quả nghiên cứu có chứa biến số insulin, glucose không giống nhau.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 cho thấy tỷ lệ kháng insulin của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo chỉ số HOMA-IR là 87,3% cao hơn so với nhóm chứng là 24%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Đức Ngọ (2008) tỷ lệ kháng insulin của nhóm đái tháo đường týp 2 theo HOMA-IR là 81% cao hơn so với nhóm chứng là 23% [12].

Blommgrgarden ZT (2007), Haffner SM (1997), Semenkovich CF (2006) cũng nhận thấy tình trạng kháng insulin gặp ở khoảng 80% số bệnh nhân ĐTĐ týp 2, kháng insulin có liên quan đến béo phì, RLLPM, THA [30], [43], [78].

Các tác giả trong và ngoài nước khác như Nguyễn Cửu Lợi, Lê Thanh Hải, Bonora Enzo et al cũng sử dụng chỉ số HOMA-IR để xác định tỉ lệ kháng

insulin và coi chỉ số HOMA-IR như là yếu tố nguy cơ độc lập để tiên đoán tỉ lệ bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành, mạch não nói riêng [5], [9], [33].

Bảng 4.5. Chỉ số QUICKI của một số nghiên cứu

Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ týp 2 Tác giả n X ± S D n X ± SD p Huichen 26 0,39 ± 0,008 11 0,304 ± 0,007 0,05 Yokoyama H 76 0,37 ± 0,04 45 0,34 ± 0,03 0,05 Nguyễn Đức Ngọ 32 0,45 ± 0,08 123 0,37 ± 0,06 0,05 Nguyễn Đức Hoan 50 1,04 ± 0,14 60 0,78 ± 0,11 0,001 Của chúng tôi 50 1,04 ± 0,14 71 0,26 ± 0,08

- Kháng insulin theo ch s QUICKI:

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Chỉ số QUICKI trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,26 ± 0,08 thấp hơn so với nhóm chứng là 1,04 ± 0,14.

Kết quả của chúng tôi gần tương tự như kết quả nghiên cứu của Huichen (2005) chỉ số QUICKI trung bình ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,304 ± 0,007 thấp hơn so với nhóm chứng là 0,39 ± 0,008 [53].

Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả như Yokoyama H (2004) chỉ số QUICKI ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,34 ± 0,03 thấp hơn ở nhóm chứng là 0,37 ± 0,04 [87]. Nguyễn Đức Hoan (2008) chỉ số QUICKI ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,78 ± 0,11 thấp hơn ở nhóm chứng là 1,04 ± 0,14 [8]. Nguyễn Đức Ngọ (2008) chỉ số QUICKI ở nhóm ĐTĐ týp 2 là 0,37 ± 0,06 thấp hơn ở nhóm chứng là 0,45 ± 0,08 [12].

Sự khác biệt này có lẽ là do có sự khác nhau về nồng độ insulin của các phương pháp định lượng trong từng nghiên cứu, trong công thức tính toán ở mỗi kết quả nghiên cứu có chứa biến số insulin, glucose không giống nhau dù có chung một công thức tính toán.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ kháng insulin của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo QUICKI là 90,1% cao hơn so với nhóm chứng là 24%. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Đức Ngọ (2008) tỷ lệ kháng insulin của nhóm đái tháo đường týp 2 theo QUICKI là 85% cao hơn so với nhóm chứng là 16,7% [12].

Trong nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số HOMA-IR thường được dùng nhiều hơn chỉ số QUICKI trong đánh giá kháng insulin. Tuy nhiên cũng đã có một số ý kiến nên dùng cả hai chỉ số này, trong các nghiên cứu của mình Hrebicek J, Katsuki A, Yokoyama H... đã chứng minh là cả hai chỉ số HOMA-IR và QUICKI đều có thể sử dụng trong kháng insulin ở người bình thường cũng như ở BN ĐTĐ týp 2 (mới và cũ), THA, HCCH, ở người già cũng như trẻ em [51], [60], [85], [87], một số tác giả khác cho rằng nên sử dung cả hai chỉ số này khi nghiên cứu kháng insulin để chúng hỗ trợ nhau [66]. Trong nhiều nghiên cứu các tác giả đã nhận thấy chỉ số HOMA-IR được xếp vào những phương pháp thông dụng hiện nay để xác định kháng insulin , vì nó có mối liên quan phương pháp kẹp glucose “tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá nhạy cảm và kháng insulin.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số QUICKI có tương quan với tốt hơn phương pháp kẹp glucose so với HOMA IR. Nhưng chỉ số HOMA vẫn là chỉ số được áp dụng phổ biến hơn, vì tính toán đơn giản hơn. Nhiều tác giả còn sử dụng hai chỉ số gián tiếp này để theo dõi đánh giá kết quả điều trị kháng insulin ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [44], [62], [66].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)