Kháng insulin liên quan đến béo phì và sự tăng lên của vòng eo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 32)

Hiện nay tỷ lệ béo phì ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, đi đôi với béo phì là vòng eo tăng lên và điều đó được coi là nhân tố quan trọng trong chẩn đoán ĐTĐ týp 2.

Các mô mỡ dư thừa là nguồn phóng thích vào tuần hoàn các acid béo không este hóa, các cytokine, và adiponectin. Các yếu tố này làm tăng sự đề kháng insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển [31].

Kháng insulin là biểu hiện sớm của ĐTĐ. Béo phì và kháng insulin có liên quan chặt chẽ với nhau. Người có BMI càng lớn khả năng kháng insulin càng tăng.

Béo phì là hậu quả của sự mất thăng bằng năng lượng, cung vượt cầu và hậu quả là rối loạn chuyển hóa lipid máu gây ra sự dư thừa mỡ trong cơ thể

ảnh hưởng đến chức năng của một số chất. Đây cũng là yếu tố góp phần vào quá trình tăng đề kháng insulin, làm bệnh ĐTĐ týp 2 phát triển. Ở những người thừa cân béo phì có tình trạng tăng mỡ máu kéo dài đã gây tổn thương ở cơ quan, tổ chức quan trọng của cơ thể như: mạch máu, các tế bào β của tụy, gan [71], [81].

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, trong điều kiện bình thường, lượng mỡ hấp thu qua đường ăn uống sẽ được tích lũy ở các mô mỡ. Tuy nhiên, khi lượng mỡ hấp thu quá nhiều sẽ dẫn đến dư thừa mỡ vượt qua khả năng tự cân bằng nội môi ngăn chặn sự nhiễm mỡ của các tế bào không phải tế bào mỡ. Các tế bào không phải tế bào mỡ không có khả năng tự bảo vệ loại bỏ sự thâm nhập của acid béo tự do và triglycerid. Các tế bào này este hóa các acid béo dư thừa thành các triacylglycerol và tích lũy trong bào tương tế bào. Khi quá trình tích lũy mỡ kéo dài sẽ dẫn đến sự nhiễm độc mỡ gây rối loạn chức năng của các tế bào không phải tế bào mỡ và có thể gây chết tế bào [82].

Khi tế bào β của tụy bị tổn thương 50 - 70% thì bệnh đái tháo đường lâm sàng sẽ xuất hiện. Điều này giải thích sự tiến triển âm thầm trong thời gian dài của bệnh đái tháo đường týp 2.

Mặt khác sự tăng acid béo tự do còn gây ra đề kháng insulin, rối loạn chuyển hóa lipid. Quá tŕnh rối loạn chuyển hóa lipid làm tăng sự tổn thương tế bào nội mô thành mạch máu khởi phát quá trình xơ vữa mạch máu góp phần tạo nên các biến chứng mạch máu sau này. Chính vì vậy thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra bệnh đái tháo đường týp 2, đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh đái tháo đường týp 2.[1], [8], [36].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)