Khám lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 40)

Hỏi bệnh và tập hợp các triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh ĐTĐ, các

triệu chứng về biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ.

Bệnh nhân được đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng bụng/vòng hông (tất cả các thủ tục cân, đo được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ giầy, dép, mũ )

2.2.2.1. Đo ch s khi lượng cơ th (BMI)

Đo trọng lượng cơ thể (P): Dùng cân bàn (đã được đối chiếu với nhiều cân

khác). Kết quả tính bằng Kg, sai số không quá 100g.

Đo chiều cao (H): Dùng thước đo có gắn với cân. Kết quả tính bằng m và

sai số không quá 0,5 cm.

Tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI – Body Mass Index)

BMI (kg/m) = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2

Phân độ béo phì dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam

Bảng 2.1. Phân độ béo phì theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001.

BMI Phân loại

< 18,5 Gầy (thiếu cân)

18,5 - 22,9 Bình thường

23 - 24,9 Quá cân

≥ 25- 29,9 Béo phì độ I

Trong nghiên cứu này, BMI ≥ 23 được coi là thừa cân.

2.2.2.2. Đo vòng bng, vòng mông

Đo vòng eo: Bằng thước dây không trun giãn. Người bệnh đứng thẳng, hai

chân rộng bằng chiều ngang hai vai. Vị trí đo sát bờ trên của xương mào chậu ngang qua rốn. Vòng thước đo qua bụng bệnh nhân, lúc thở ra nhẹ nhàng, không thóp bụng. Thước dây có chia đơn vị đến 0,1 cm.

Đánh giá kết quả:Kết quả được đánh giá theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á - BT: Nam <90 cm, nữ < 80cm;

- Béo bụng: Nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm

Đo vòng mông: Bằng thước dây không trun giãn. Người bệnh ở tư thế đứng

thẳng, hai chân rộng bằng chiều ngang hai vai. Đo vòng mông ở hai vị trí ngang qua 2 mấu chuyển của xương đùi. Tính bằng cm. Số đo lấy tròn đến 0,1 cm.

• Tính chỉ số eo hông (WHR) (Waist-to-hip ratio) WHR = VB/VM Đánh giá kết quả theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á

- BT: Nam < 0,9, nữ < 0,8; WHR ≥ 0,9. - Tăng chỉ số eo hông. Nam ≥ 0,9, nữ ≥ 0,8.

2.2.2.3. Đo huyết áp (HA)

Tất cả các bệnh nhân đều được đo bằng huyết áp kế thủy ngân được sản xuất tại Nhật bản.

Đo huyết áp được tiến hành vào buổi sáng. Trước khi đo 15 phút bệnh nhân được nghỉ ngơi, thư giãn, nhịn ăn sáng, không hút thuốc lá, không uống cà phê.

Bệnh nhân khi đo ngồi dựa lưng vào ghế, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim. Quấn băng vải cách nếp khuỷu tay 3cm, mở khóa cột thủy ngân, vặt chặt van quả bóp, đặt ống nghe vào động mạch khuỷu tay, rồi đeo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tai nghe vào tai. Bơm hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập, bơm thêm 20 - 30 mmHg nữa đồng thời theo dõi cột thủy ngân. Mở van xả hơi từ từ, chú ý nghe và theo dõi cột thủy ngân. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm thu, tiếp tục xả hơi đến khi nghe thấy âm sắc thay đổi hoặc có tiếng đập cuối cùng là huyết áp tâm trương.

Bệnh nhân được đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, lấy kết quả trung bình của 2 lần đo sau. Mỗi bệnh nhân đều được đo cả hai bên, kết quả bên nào cao hơn thì lấy bên tay đó.

Tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu (HATTh) ≥

140 mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Phân loại THA theo JNC VII (Joint National Committee of United Stated)

Bảng 2.2. Phân loại huyết áp theo JNC – VII 2003

Phân loại huyết áp HATTh (mmHg) HATTr (mmHg)

Bình thường < 120 và < 80

Tiền THA 120 - 139 hoặc 80 - 89

THA gđ I 140 - 159 hoặc 90 - 99

THA gđ II ≥ 160 Hoặc ≥ 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 40)