PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 39)

2.2.1. Hỏi tiền sử và thông tin cá nhân

Thông qua những câu hỏi ghi trên phiếu điều tra, bao gồm:

• Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, điện thoại, chế độ ăn uống…

• Hỏi tiền sử gia đình: bố, mẹ, anh chị em ruột có ai bị bệnh đái tháo đường hay không.

• Tiền sử bản thân: khai thác bệnh nhân về tiền sử có mắc các bệnh như ĐTĐ, tăng huyết áp. Nếu là phụ nữ hỏi xem có tiền sử sản khoa đặc biệt ( ĐTĐ thai kỳ, sinh con to ≥ 4kg ). Thuốc đang sử dụng.

2.2.2. Khám lâm sàng

Hỏi bệnh và tập hợp các triệu chứng: Các triệu chứng của bệnh ĐTĐ, các

triệu chứng về biến chứng của bệnh nhân ĐTĐ.

Bệnh nhân được đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, vòng bụng/vòng hông (tất cả các thủ tục cân, đo được tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ giầy, dép, mũ )

2.2.2.1. Đo ch s khi lượng cơ th (BMI)

Đo trọng lượng cơ thể (P): Dùng cân bàn (đã được đối chiếu với nhiều cân

khác). Kết quả tính bằng Kg, sai số không quá 100g.

Đo chiều cao (H): Dùng thước đo có gắn với cân. Kết quả tính bằng m và

sai số không quá 0,5 cm.

Tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI – Body Mass Index)

BMI (kg/m) = cân nặng (kg) / [chiều cao (m)]2

Phân độ béo phì dựa theo tiêu chuẩn của Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam

Bảng 2.1. Phân độ béo phì theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á năm 2001.

BMI Phân loại

< 18,5 Gầy (thiếu cân)

18,5 - 22,9 Bình thường

23 - 24,9 Quá cân

≥ 25- 29,9 Béo phì độ I

Trong nghiên cứu này, BMI ≥ 23 được coi là thừa cân.

2.2.2.2. Đo vòng bng, vòng mông

Đo vòng eo: Bằng thước dây không trun giãn. Người bệnh đứng thẳng, hai

chân rộng bằng chiều ngang hai vai. Vị trí đo sát bờ trên của xương mào chậu ngang qua rốn. Vòng thước đo qua bụng bệnh nhân, lúc thở ra nhẹ nhàng, không thóp bụng. Thước dây có chia đơn vị đến 0,1 cm.

Đánh giá kết quả:Kết quả được đánh giá theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á - BT: Nam <90 cm, nữ < 80cm;

- Béo bụng: Nam ≥ 90 cm, nữ ≥ 80 cm

Đo vòng mông: Bằng thước dây không trun giãn. Người bệnh ở tư thế đứng

thẳng, hai chân rộng bằng chiều ngang hai vai. Đo vòng mông ở hai vị trí ngang qua 2 mấu chuyển của xương đùi. Tính bằng cm. Số đo lấy tròn đến 0,1 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tính chỉ số eo hông (WHR) (Waist-to-hip ratio) WHR = VB/VM Đánh giá kết quả theo Hiệp hội ĐTĐ Đông Nam Á

- BT: Nam < 0,9, nữ < 0,8; WHR ≥ 0,9. - Tăng chỉ số eo hông. Nam ≥ 0,9, nữ ≥ 0,8.

2.2.2.3. Đo huyết áp (HA)

Tất cả các bệnh nhân đều được đo bằng huyết áp kế thủy ngân được sản xuất tại Nhật bản.

Đo huyết áp được tiến hành vào buổi sáng. Trước khi đo 15 phút bệnh nhân được nghỉ ngơi, thư giãn, nhịn ăn sáng, không hút thuốc lá, không uống cà phê.

Bệnh nhân khi đo ngồi dựa lưng vào ghế, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim. Quấn băng vải cách nếp khuỷu tay 3cm, mở khóa cột thủy ngân, vặt chặt van quả bóp, đặt ống nghe vào động mạch khuỷu tay, rồi đeo

tai nghe vào tai. Bơm hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng mạch đập, bơm thêm 20 - 30 mmHg nữa đồng thời theo dõi cột thủy ngân. Mở van xả hơi từ từ, chú ý nghe và theo dõi cột thủy ngân. Khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên là huyết áp tâm thu, tiếp tục xả hơi đến khi nghe thấy âm sắc thay đổi hoặc có tiếng đập cuối cùng là huyết áp tâm trương.

Bệnh nhân được đo 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, lấy kết quả trung bình của 2 lần đo sau. Mỗi bệnh nhân đều được đo cả hai bên, kết quả bên nào cao hơn thì lấy bên tay đó.

Tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu (HATTh) ≥

140 mmHg và /hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg. Phân loại THA theo JNC VII (Joint National Committee of United Stated)

Bảng 2.2. Phân loại huyết áp theo JNC – VII 2003

Phân loại huyết áp HATTh (mmHg) HATTr (mmHg)

Bình thường < 120 và < 80

Tiền THA 120 - 139 hoặc 80 - 89

THA gđ I 140 - 159 hoặc 90 - 99

THA gđ II ≥ 160 Hoặc ≥ 100

2.2.3. Các xét nghim sinh hóa (làm tại khoa sinh hóa - BV Bạch Mai)

Lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sau 8h ÷ 10h nhịn đói.

2.2.3.1. Định lượng glucose máu (G):

∗ Phương pháp định lượng: Enzym so màu trên máy phân tích tự động Hitachi.

∗ Nguyên lý: Glucose trong huyết thanh bị oxy hóa dưới tác dụng của glucose oxydase (GOD) tạo thành gluconic acid và H2O2;

H2O2 kết hợp với phenol và antipyrin dưới tác dụng của peroxidase tạo phức chất màu đỏ, đậm độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ glucose.

GOD

Glucose + O2 ⎯⎯→ Glucosenic acid + H2O2 GOD

H2O2 + 4 amino antipyrin + phenol ⎯⎯→ Quinoneimin + 4 H2O Đo mật độ quang của phức hợp ở bước sóng 546nm.

Mật độ quang đo được tỉ lệ với nồng độ glucose trong bệnh phẩm

∗ Giá trị bình thường từ 3,9 - 6,4 mmol/l

2.2.3.2. Định lượng insulin máu (I)

∗ Phương pháp định lượng: Insulin máu được định lượng theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang trên máy xét nghiệm “Miễn dịch tự động-ELESYS - 2010” tại khoa sinh hóa Bệnh viện Bạch Mai.

∗ Nguyên lý: Phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∗ Tiến hành: Insulin trong bệnh phẩm được ủ với biotinylated- kháng thể insulin đặc hiệu đơn dòng (monoclonal insulin-specipic antibody) và kháng thể insulin đặc hiệu đơn dòng được đánh dấu bằng ruthenium, phản ứng tạo thành phức hợp kháng nguyên – kháng thể (sandwich complex). Sau đó phức hợp này lại được ủ tiếp với các vi phần tử (microparticles) được bao bọc bởi streptavidin. Phức hợp tạo thành được bao bọc bởi dung dịch đặc qua sự tương tác của biotin và streptavidin. Phức hợp phản ứng được đưa vào buồng đo, tại đây, các vi phân tử được bao bọc có từ tính thoát lên trên bề mặt của điện cực, các chất không được bao bọc được loại bỏ bằng ProCell. Áp điện thế với điện cực gây phản ứng phát quang bằng phản ứng hóa học và kết quả được đo đạc bằng bộ nhân quang.

2.2.3.3. Định lượng HbA1C

∗ Định lượng hemoglobin glycosyl (HbA1c) bằng phương pháp miễn dịch độ đục theo nguyên tắc: HbA1c phản ứng với kháng thể kháng HbA1c tạo thành một phức hợp miễn dịch có thể hòa tan được. Sau đó những

polyhapten (4 kháng nguyên) từ thuốc thử R2 sẽ gắn với những kháng thể dư thừa. Phức hợp kết dính có độ đục tạo thành được đo bằng quang kế ở bước sóng 570nm. Nồng độ HbA1c (g/l) được máy tự động tính dựa trên đường biểu diễn logarit – log của độ hấp phụ của bốn nồng độ chuẩn.

Định lượng hemoglobin (Hb) bằng kỹ thuật đo quang ở bước sóng 570nm. Tính tỷ lệ theo công thức:

+ 2.76

∗ giá trị bình thường < 6.5%

2.2.3.4. Định lượng các thành phn lipid máu: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C, LDL-C.

Cholesterol toàn phần:

∗ Phương pháp định lượng: Theo phương pháp enzyme so màu dựa trên nguyên tắc: Cholesterol esters trong mẫu bị thủy phân bởi Cholesterol esterase thành cholesterol và acid béo. Cholesterol bị oxy hóa tiếp để tạo thành cholesterol-3-one và hydrogen peroxide (H2O2). Hydrogen peroxide kết hợp với 4-aminoantipirine và phenol với sự xúc tác của peroxydase (POD) thành sản phẩm có mầu đỏ là quinoneimine, được đo ở bước sóng 540/600nm. Màu đỏ của sản phẩm tỷ lệ với nồng độ CT trong mẫu bệnh phẩm.

∗ Bình thường: < 5,2 mmol/L; Tăng: ≥ 5,2 mmol/L HbA1c (g/dl) × 100 % HbA1c = 0,82 ×

Triglycerid

∗ Phương pháp định lượng: Theo phương pháp enzyme so màu. Triglycerid được thủy phân dưới tác dụng của enzym lipoprotein lipase tạo glycerol. Phosphoryl hóa glycerol dưới tác dụng của enzym glycerokinase tạo glycerol 3- Phosphat sau đó dưới tác dụng của enzyme glycerol 3- Phosphoxydase oxydase và enzyme peoroxidase cùng sự có mặt của chất tạo màu aminoantipyrin tạo sản phẩm màu hồng. Mật độ quang của sản phẩm tỷ lệ với nồng độ Triglycerid trong bệnh phẩm và được đo ở bước sóng 540nm.

LP lipase

LP ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Glycerol + acid béo Glycerol kinase

Glycerol + ATP ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Glycerol -3- phosphat + ADP Glycerol -3- phosphat oxydase

Glycerol -3- phosphate + O2 ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Dihydroxyaceton phosphate + H2O2

Peroxidase

H2O2+ Aminoantipyrin + 4 chlorophenol ⎯⎯⎯⎯⎯⎯→ Quinoneimine + HCL + 4 H2O

∗ Bình thường: < 1,7 mmol/L ; Tăng: ≥ 1,7 mmol/L.

HDL-C (High density lipoprotein cholesterol)

∗ Phương pháp định lượng: Enzym so màu.

- Kỹ thuật: Dùng các kháng thể đặc hiệu để kết tủa LDL-C, VLDL và chylomicrons. Phần HDL-C còn lại trong mẫu bị thủy phân bởi cholesterol esterase (CHE) thành cholesterol và acid béo. Cholesterol bị oxy hóa tiếp để tạo thành Cholesterol -3-one và hydrogen peroxide (H2O2). H2O2 kết hợp với 4- aminoantipirine và F- DAOS với sự xúc tác của peroxydase (POD) thành

sản phẩm có mầu xanh, được đo ở bước sóng 600nm. Màu xanh có tỷ lệ với nồng độ HDL-C có trong mẫu bệnh phẩm.

∗ Bình thường: > 1,0 mmol/L; Giảm: ≤ 1,0 mmol/L.

LDL-C (low density lipoprotein cholesterol):

LDL-C được tính theo công thức : LDL-C (mmol/L) = CT− TG/2,2 −

HDL-C (Với điều kiện TG < 4,6 mmol/L)

∗ Bình thường: < 3,1 mmol/L ; Tăng: ≥ 3,1 mmol/L

Bảng 2.3. Phân loại rối loạn Lipid máu theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt Nam (2006) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thông số Bình thường Có rối loạn

Cholesterol < 5,2 mmol/L ≥ 5,2 mmol/L Triglycerid < 1,7 mmol/L ≥ 1,7 mmol/L

HDL-C > 1,0 mmol/L ≤ 1,0 mmol/L

LDL-C < 3,1 mmol/L ≥ 3,1 mmol/L

2.2.4. Ch sđánh giá kháng insulin

2.2.4.1. Tính ch s HOMA- IR

Áp dụng công thức tính chỉ số kháng insulin theo phương pháp HOMA (Homeostatic model assessement method insulin resistance - HOMA IR) do Matthews và cộng sự đề xuất lần đầu năm 1995. Công thức tính như sau:

Io(μU/mL) × Go (mmol/L)

HOMA- IR = 22,5

Io: Nồng độ isulin máu đo lúc đói Go: Nồng độ glucse máu đo lúc đói

Trong định nghĩa năm 1998 của TCYTTG “ được coi là kháng insulin khi tứ phân vị cao nhất của chỉ số HOMA- IR ở nhóm chứng” [34], [75].

Chúng tôi lấy nhóm chứng theo mục 2.1.2. Chỉ số HOMA-IR từ mức ≥

1,28 trở lên được coi là có kháng insulin.

2.2.4.2. Ch s QUICKI (ch s kim tra độ nhy ca insulin)

1

QUICKI =

log(I0) + log(G0)

QUICKI: Quantitative Insulin Sensitivity Check Index

I0: nồng độ insulin máu lúc đói. G0: nồng độ glucose máu lúc đói. Điểm cắt giới hạn: tứ phân vị thấp nhất trong nhóm chứng.

Chúng tôi lấy nhóm chứng theo mục 2.1.2. Chỉ số QUICKI từ mức 0,37 trở xuống được coi là có kháng insulin.

2.2.5. Xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý và phân tích trên máy tính có cài đặt chương trình phần mềm thống kê y học SPSS for Window 16.0.

Các thuật toán được sử dụng:

∗ Tình tỷ lệ phần trăm %

∗ Tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

∗ So sánh các giá trị trung bình và tỷ lệ %.

∗ Giá trị của p tính toán < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.

∗ Tính hệ số tương quan riêng phần r ( partial correlation coefficients sẽ được coi là hệ số tương quan tuyến tính của các thông số như các thành phần lipid máu, THA, BMI, vòng eo với chỉ số kháng insulin: r = 0 không có tương quan; r ≥ 0,7 tương quan chặt chẽ; r = 0,5 – 0,7 tương quan khá chặt chẽ; r = 0,3 – 0,5 tương quan trung bình; r < 0,3 ít tương quan và r (+) tương quan thuận, r (-) tương quan nghịch.

2.2.6. Đạo đức nghiên cứu.

- Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo khoa KCBTYC và khoa Nội tiết - BV Bạch Mai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh nhân được giải thích rõ mục đích, phương pháp, quyền lợi và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU

Trong thời gian từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009, nghiên cứu trên 71 bệnh nhân đến khám tại khoa KCBTYC và khoa Nội Tiết – BV Bạch Mai được lựa chọn theo tiêu chuẩn chọn mẫu đã nêu ở chương 2 mục 2.1.1; chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU. Bảng 3.1. Đặc điểm chungcủa nhóm bệnh nhân nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm chungcủa nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đặc điểm chung (n = 71) Giá trị

Tuổi (năm) Trung bình 54,2 ± 8,8

Giới Nam/nữ 39/32 (54,9/45,1%)

Chiều cao (m) Trung bình 1,61 ± 0,07 Cân nặng (kg) Trung bình 60,1 ± 8,0

Vòng eo Trung bình 86,41 ± 7,19

BMI (kg/m2) Trung bình 23,15 ± 2,47

HbA1c % % 9,3 ± 2,5

Nhận xét: Tuổi trung bình của các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát

hiện lần đầu trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,2 ± 8,8 (tuổi). - Tỷ lệ bệnh nhân nam là 54,9 %, nữ 45,1 %

- Chiều cao trung bình của các bệnh nhân là 1,61 ± 0,07. - Cân nặng trung bình của các bệnh nhân là 60,1 ± 8,0. - Vòng eo trung bình của các bệnh nhân là 86,41 ± 7,19. - Chỉ số BMI trung bình là 23,15 ± 2,47. - HbA1C trung bình là 9,3 ± 2,5%. 3.1.1. Phân b tui ca nhóm nghiên cu 28.2% 45.1% 16.9% 9.8% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 40-49 50-59 60-69 70-75

Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân có tuổi từ 40 – 49 tuổi, chiếm 28,2%. - Nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 50 – 59 tuổi, chiếm 45,1 %. - Nhóm tuổi từ 60 – 69 gặp 12 bệnh nhân, chiếm 16,9%. - Nhóm tuổi trên 70-75 gặp 07 bệnh nhân, chiếm 9,8%.

3.1.2. Phân b BMI ca nhóm nghiên cu. 2.8% 53.6% 19.7% 23.9% 0% 0 10 20 30 40 50 60 < 18.5 18.5-22.9 23.0-24.9 25.0-29.9 >30

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo BMI của nhóm nghiên cứu Nhận xét:

- Chỉ số BMI thấp nhất gặp trong nhóm nghiên cứu là 18,4 và BMI cao nhất trong nhóm nghiên cứu là: 29,5.

- BMI: Bệnh nhân có thể trạng gầy gặp 2/71, chiếm 2,8% - Bệnh nhân có thể trạng trung bình gặp 38/71, chiếm 53,6 % - Tỷ lệ thừa cân chiếm 43,6%.

3.1.3. Phân b vòng eo ca nhóm nghiên cu Bảng 3.2. Số đo vòng eo Mức độ n % ≥ 90 cm với nam 26 36,7 ≥ 80 cm với nữ 24 33,8 WHR > 0,9 cm với nam 30 76,9 Số đo vòng bụng và WHR WHR > 0,8 cm với nữ 28 87,5

Nhận xét:

- Số đo vòng bụng ≥ 90 cm với nam ở nhóm nghiên cứu là 36,7%. - Số đo vòng bụng ≥ 80 cm với nữ ở nhóm nghiên cứu là 33,8%. - Số WHR > 0,9 cm với nam ở nhóm nghiên cứu là 76,9%. - Số WHR > 0,8 cm với nữ ở nhóm nghiên cứu là 87,5%.

3.1.4. Phân b sđo huyết áp ca nhóm nghiên cu

Bảng 3.3. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII.

Phân loại n % Bình Thường 4 5,6 Tiền THA 34 48,0 THA độ 1 27 38,0 THA độ 2 6 8,4 Tổng cộng 71 100 Nhận xét:

- Huyết áp trong giới hạn bình thường < 120/80 mmHg của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 5,6%.

- Tiền tăng huyết áp < 140/90 mmHg của nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 48%.

- Tăng huyết áp có mức huyết áp ≥ 140/90 mmHg của nhóm bệnh nhân đái tháo đường là 46,4%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.5. Ri lon lipid máu ĐTĐ týp 2.

Bảng 3.4. Giá trị trung bình của các thành phần lipid máu của nhóm NC.

Thông số Giá trị trung bình Nam (n=39) Nữ (n=32) P Cholesterol (mmol/L) 5,63 ± 1,35 5,43 ± 0,97 5,88 ± 1,69 > 0,05 Triglycerid (mmol/L) 2,96 ± 2,43 2,54 ± 1,21 3,48 ± 3,17 > 0,05 HDL-C (mmol/L) 1,49 ± 0,82 1,46 ± 0,73 1,54 ± 0,95 > 0,05 LDL-C (mmol/L) 2,96 ± 1,30 2,87 ± 1,23 3,08 ± 1,40 > 0,05 Nhận xét:

- Nồng độ cholesterol máu có giá trị trung bình là 5,63 ± 1,35 - Nồng độ triglycerid máu có giá trị trung bình là 2,96 ± 2,43 - Nồng độ HDL-C máu có giá trị trung bình là 1,49 ± 0,82

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 39)