MỐI LIÊN QUANGIỮA KHÁNG INSULIN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 88)

4.3.1. Mi liên quan ca kháng insulin vi THA

Kháng insulin có mối liên hệ chặt chẽ với THA, song kháng insulin là nguyên nhân hay hậu quả của THA thì đến nay vẫn tiếp tục nghiên cứu. Tăng nồng độ insulin máu có thể làm tăng tái hấp thu natri, tăng sản xuất angiotensin II, làm thay đổi cấu trúc, chức năng của mạch máu, làm thay đổi dòng chảy của cation và gây hoạt hóa thần kinh giao cảm.

Huyết áp tâm thu.

Tiêu chuẩn đánh giá có tăng huyết áp tâm thu của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là ≥ 140 mmHg. Với mức này ta thấy tần xuất xuất hiện tăng HA tâm thu trong NC khá lớn 39/71 trường hợp, chiếm 54,9%.

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.11 cho thấy các chỉ số kháng insulin không thấy có sự khác biệt giữa HA tâm thu ≥ 140 mmHg (n = 39) và HA tâm thu < 140 mmHg (n =32) (HOMA-IR là 87,10% so với 90,6%, QUICKI là 89,7% so với 90,6%, p > 0,05). Như vậy không có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với HA tâm thu.

Kết quả của chúng tôi thu được tương tự như kết qủa của tác giả Notsu (2007) huyết áp tâm thu không hề có liên quan đến chỉ số HOMA- IR [70].

Huyết áp tâm trương.

Tiêu chuẩn đánh giá có tăng huyết áp tâm trương của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là ≥ 90 mmHg. Với mức này ta thấy tần xuất xuất hiện tăng HA tâm trương trong nghiên cứu là 40/71 trường hợp, chiếm 56,3%.

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy các chỉ số kháng insulin thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm HA tâm trương ≥ 90 mmHg (n = 40) và HA tâm trương < 90 mmHg (n = 31). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (HOMA-IR là 95% so với 77,4%, QUICKI là 97,5% so với 80,6% với

p < 0,05). Như vậy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kháng insulin và HA tâm trương.

Kết quả của chúng tôi thu được tương tự như kết qủa của tác giả Hettihewa LM (2006) trong nghiên cứu của mình thấy nhóm ĐTĐ týp 2 có mối liên quan giữa kháng insulin và HA tâm trương [54]. Trong nghiên cứu của Yokoyama H (2003) cũng thấy huyết áp tâm trương có liên quan đến chỉ số HOMA- IR và QUICKI [86].

Từ phân tích trên ta thấy kháng insulin là yếu tố nguy cơ của THA nhưng chủ yếu là HA tâm trương. Điều nầy rất phù hợp vì HA tâm trương là áp lực của thành mạch, mà kháng insulin là yếu tố gây xơ vữa thành mạch như tăng CT, tăng LDL-C, giảm HDL-C, khi có tăng HA tâm thu sẽ kéo theo HA tâm trương. Như vậy có mối liên quan giữa kháng insulin với THA.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy THA ở bệnh ĐTĐ týp 2 sẽ làm tổn thương ở các cơ quan đích thêm trầm trọng. Các nghiên cứu ở BN ĐTĐ cũng cho thấy tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, tình trạng thừa cân - béo phì. Do đó việc chẩn đoán phát hiện sớm bệnh ĐTĐ týp 2 sẽ giúp cho việc điều trị ổn định đường máu, việc kiểm soát huyết áp sẽ tốt hơn qua chế độ ăn uống và tập luyện, có những bệnh nhân cần phối hợp điều chỉnh bằng thuốc hạ huyết áp. Huyết áp ổn định, đường máu ổn định rất có ý nghĩa trên lâm sàng trong theo dõi và điều trị, sẽ làm giảm sự đề kháng insulin và những biến chứng ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

4.3.2. Mi liên quan ca kháng insulin vi BMI.

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.13 cho thấy các chỉ số kháng insulin có sự khác biệt giữa BMI ≥ 23 (n = 40) và BMI < 23 (n = 31) (HOMA-IR là 96,8% so với 80%, QUICKI là 100% so với 82,5%, p < 0,05). Như vậy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kháng insulin và BMI.

Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ (2008) trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy có mối liên quan giữa các chỉ số kháng insulin với BMI với (p < 0,05) [12].

Lee S và cộng sự (2006) khi nghiên cứu trên 976 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (484 nam và 492 nữ) nhận thấy có mối tương quan chặt giữa chỉ số HOMA- IR và chỉ số QUICKI với BMI [65].

Tác giả Haffner SM (1997) khi khảo sát kháng insulin ở 479 BN ĐTĐ týp 2 tại Mỹ thấy ở nhóm có kháng insulin có BMI là 31,7 ± 0,3 cao hơn so với nhóm không có kháng insulin BMI là 27,1 ± 0,9 (p < 0,001) [43].

Như vậy các nghiên cứu đều cho thấy rằng bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thừa cân và béo phì có chỉ số kháng insulin cao hẳn bệnh nhân có cân nặng bình thường. Điều này rất có ý nghĩa trên lâm sàng trong theo dõi và điều trị. Những người thừa cân và béo phì cần tập luyện và thực hiện chế độ ăn để duy trì cân nặng bình thường sẽ cải thiện được tình trạng kháng insulin, cân bằng đường huyết tốt hơn, tránh biến chứng.

4.3.3. Mi liên quan ca kháng insulin vi vòng eo.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.14 cho thấy: có sự khác biệt giữa tăng vòng eo và không tăng vòng eo, nhưng không có ý nghĩa thống kê (HOMA-IR là 93,9% so với 81,6%, QUICKI là 93,9% so với 86,6%, p > 0,05). Trong nghiên cứu của chúng tôi không có mối liên hệ giữa các chỉ số kháng insulin với vòng eo nhưng kháng insulin với sự tăng vòng eo và béo phì đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu sau đây theo kết quả của tác giả Helaine E . Resnick (2003) [48] là tình trạng kháng insulin càng lớn thì chỉ số vòng eo càng tăng ở cả hai giới nam và nữ, có ý nghĩa thống kê, (p <

0,001). Kết quả nghiên cứu của David J. Klein (2004) cũng thấy mối liên hệ giữa các chỉ số kháng insulin với vòng eo [35].

Kết quả của chúng tôi không có mối liên hệ giữa các chỉ số kháng insulin với vòng eo có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu chưa đủ lớn.

Hiện nay bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh nên chúng ta cần chú ý để giảm tình trạng gia tăng này. Bên cạnh đó, việc ứ đọng mỡ trong cơ thể và quanh bụng là một yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường cũng như các bệnh mãn tính khác (tim mạch, ung thư), do đó, người thầy thuốc cần tư vấn cho bệnh nhân một chế độ tập luyện, một chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa việc tích tụ mỡ trong cơ thể, nhờ đó giảm thiểu được yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường, cũng như giảm sự đề kháng insulin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)