Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 74)

Rối loạn các thành phần lipid máu (RLLPM) là biểu hiện thường gặp đối với BN ĐTĐ týp 2. Các bất thường này ở BN ĐTĐ có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do việc kiểm soát glucose máu không đạt yêu cầu.

Theo cơ chế sinh lý của ĐTĐ týp 2 thì RLLPM hay gặp chủ yếu là tăng TG và giảm HDL-C trong máu , trong đó tăng TG máu là quan trọng nhất [12], [15], [55], [69].

Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ RLLPM là 88,7% cao hơn nhóm chứng là 48%. So với một số nghiên cứu khác ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn. Trần Văn Hiên và cộng sự tại bệnh viện Nội Tiết trung ương (2007) trên 150 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ RLLPM là 65,3% [6] Nguyễn Đức Hoan (2008) trên 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ RLLPM là 58,3% [8].

RLLPM là yếu tố thuận lợi hàng đầu thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Trên thế giới đã có nhiều công trình

nghiên cứu về RLLPM. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi qua các bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy.

4.1.5.1. Thay đổi nng độ cholesterol toàn phn

Tăng nồng độ cholesterol toàn phần (CT) trong máu tuy không phải là

rối loạn điển hình ở những người bệnh ĐTĐ týp 2, nhưng cũng là dấu hiệu thường gặp. Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy tăng nồng độ CT ở những người bệnh ĐTĐ [8], [12].

Kết quả của chúng tôi thấy nồng độ cholesterol máu trung bình ở nhóm nghiên cứu là 5,63 ± 1,35 (mmol/L) cao hơn so với nhóm chứng là 4,93 ±

0,73 (mmol/L). Tỷ lệ tăng CT (CT ≥ 5,2 mmol/ L) ở nhóm nghiên cứu là 62%, cao hơn so với nhóm chứng là 30%.

Thay đổi nồng độ cholesterol ở bệnh nhân ĐTĐ cũng khác nhau tùy theo nghiên cứu: Nghiên cứu của Phạm Trung Hà, Farah M Chowdhury, Hiukka A [4], [38], [50] đều cho thấy nồng độ và tỷ lệ tăng cholesterol ở nhóm ĐTĐ cao hơn so với nhóm chứng, nhưng nghiên cứu của Alain G và cs (2006) cho thấy nồng độ cholesterol ở nhóm ĐTĐ và nhóm chứng khác nhau không đáng kể [22].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với một số tác giả như Nguyễn Đức Hoan (2008) ở 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ tăng cholesterol là 68,3% [8]. Teimoury A và cộng sự (2004) ở 310 BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện đã thấy tỷ lệ tăng CT là 61,3% [83].

Kết quả của chúng tôi lại cao hơn nghiên cứu của Trần Văn Hiên và cộng sự (2007) ở 150 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Nội Tiết trung ương thấy tỷ lệ tăng CT là 40% [6].

4.1.5.2. Thay đổi nng độ Triglycerid

Tăng nồng độ Triglycerid máu (TG) là kiểu rối loạn lipid máu điển hình nhất ở những người ĐTĐ. Tăng TG cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập cho ĐTĐ [58]. Một trong nhưng lý do gây tăng TG là do tăng sản xuất quá mức lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL) - triglycerid, ngoài ra những bệnh nhân tăng glucose máu đều có khiếm khuyết về sự thanh thải VLDL- triglyceride và hoạt tính của lipoprotein lipase giảm và do sự kết hợp giữa giảm tiết insulin và kháng insulin.

Kết quả của chúng tôi cho thấy nồng độ triglycerid máu trung bình ở nhóm nghiên cứu là 2,96 ± 2,43(mmol/L), cao hơn so với nhóm chứng là 1,72

± 0,62 (mmol/L). Tỷ lệ tăng triglycerid ở nhóm nghiên cứu là 81,7% cao hơn so với nhóm chứng là 42 %.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của tác giả Trần Đức Thọ (1999) thấy có tỷ lệ tăng TG là 81,82% ở BN ĐTĐ týp 2 [17]. Tuy nhiên so với một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ của chúng tôi cao hơn Nguyễn Đức Ngọ, Trần Văn Hiên, Solano MP, Teimoury A trong các nghiên cứu thấy tỉ lệ tăng TG máu ở các BN ĐTĐ týp 2 chiếm vào khoảng 50- 75% [6], [12], [80], [83],.

Ngày nay nhiều tác giả rất lưu tâm đến thành phần triglycerid trong máu và coi đây là một yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch. Tăng nồng độ TG trong máu càng làm tăng tình trạng kháng insulin. Do đó ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 phát hiện lần đầu ngoài việc điều chỉnh glucose máu, phải chú trọng việc điều trị để giảm nồng độ TG máu. Ở những người có HCCH thì càng phải chú trọng điều trị để giảm nồng độ TG như chế độ ăn uống, thể dục và điều chỉnh bằng thuốc hạ mỡ máu.

4.1.5.3. Thay đổi nng độ HDL-C

Giảm nồng độ HDL-C máu cũng là kiểu rối loạn điển hình ở bệnh nhân ĐTĐ. Giảm nồng độ HDL-C và thay đổi các thành phần trong phân tử HDL- C là một trong sự rối loạn chuyển hóa lipid của tình trạng kháng insulin [57].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: nồng độ HDL-C máu trung bình là 1,49 ± 0,82 (mmol/L), cao hơn nhóm chứng là 1,15 ± 0,26 (mmol/L). Tỷ lệ giảm HDL-C ở nhóm nghiên cứu là 26,8 %, cao hơn so với nhóm chứng là 10%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Alain G, Heinz Drexel [22], [47]. Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các tác giả khác lại thấp hơn Teimoury A (2004) thấy tỷ lệ giảm nồng độ HDL-C máu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 67,8% [83]. Nguyễn Đức Hoan (2008) trên 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỷ lệ giảm nồng độ HDL-C máu là 37,2% [8].

4.1.5.4. Thay đổi nng độ LDL-C.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.7 và 3.8 so sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm chứng cho thấy nồng độ LDL-C máu trung bình ở nhóm NC là 2,96 ±1,30 tương đương với nhóm chứng là 2,99 ± 0,66mmol/L, tỷ lệ tăng LDL-C ở nhóm NC là 47,9%, cao hơn so với nhóm chứng là 14 %.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Trần Văn Hiên (2007) ở 150 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ LDL-C máu là 42,9% [6]. Tương tư như kết quả nghiên cứu của A. Zambon (2002) [26], Farah M Chowdhury (2006) [38], Heinz Drexel (2005) [47] trong các nghiên cứu đều cho thấy tăng nồng độ LDL-C máu từ 40- 50%.

4.1.5.5. Nng độ glucose máu lúc đói.

Tăng nồng độ glucose máu lúc đói (Go) là yếu tố chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ, biểu hiện của tình trạng kháng insulin. Tăng nồng độ glucose máu lúc đói chủ yếu là do kháng insulin tại gan và làm gan tăng sản xuất glucose.

Theo Mai Thế Trạch thì khi BN có glucose máu vào khoảng 6,6 mmol/L hay là có ĐTĐ týp 2 từ trước thì sự tiết insulin sẽ tăng gấp đôi so với người có glucose máu lúc đói khoảng 4,4 mmol/L. Nếu glucose máu tiếp tục tăng cao thì tế bào β không thể duy trì lâu dài sự tăng tiết insulin mà glucose máu tiếp tục tăng thì nồng độ insulin máu sẽ giảm dần. Điều này là do có sự kháng insulin của tổ chức đối với chuyển hóa glucose, mặc dù có insulin nhưng glucose vẫn không được hấp thu và chuyển hóa trong tế bào.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.6 cho thấy nồng độ glucose máu trung bình lúc đói của nhóm nghiên cứu là 12,22 ± 5,27 (mmol/L) cao hơn so với nhóm chứng là 4,99 ± 0,42 (mmol/L).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.10 cho thấy cho thấy tỷ lệ Glucose máu lúc đói gặp nhiều nhất là từ 10,1-13 (mmol/L), chiếm 23,9%. Glucose máu lúc đói là từ 13,1-16 (mmol/L), chiếm 21,2%. Glucose máu >16 (mmol/L), chiếm 18,3%. Glucose máu < 10 (mmol/L), chiếm 36,6%.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu Đào Thị Dừa có kết quả nồng độ glucose máu lúc đói của ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 12,2 ± 4,87 (mmol/L) [2].

Nhưng kết quả nghiên cứu của chúng cao hơn kết quả của Nguyễn Hải Thủy (2004) nồng độ glucose máu lúc đói của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 10,73

So với tác giả Hoàng Trung Vinh (2004) thì kết quả của chúng tôi thấp hơn nồng độ glucose máu lúc đói của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp 2 là 13,57 ± 6,32 (mmol/L) [19].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tháp hơn kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hiên và cộng sự (2007) trên 150 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Nội Tiết trung ương có nồng độ glucose máu lúc đói là 14,1 ± 3,5 [6].

Sự khác biệt này theo chúng tôi có lẽ phụ thuộc vào bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu có được phát hiện và chẩn đoán sớm hay không.

4.1.5.6. Nng độ insulin máu lúc đói.

Insulin máu là một thông số quan trọng như glucose máu để tính toán các chỉ số kháng insulin. Tăng nồng độ insulin máu lúc đói (Io), phản ánh trực tiếp tình trạng cường insulin máu và gián tiếp phản ánh tình trạng kháng insulin và cũng là một yếu tố nguy cơ dự báo sự tiến triển của ĐTĐ [35].

Nhiều công trình nghiên cứu đều cho thấy nồng độ insulin tăng cao ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, rối loạn glucose lúc đói đều cao hơn so với nhóm có nồng độ glucose máu lúc đói bình thường [29], [30].

Tuy nhiên, vì nồng độ insulin máu thay đổi rất khác nhau và phụ thuộc nhiều về phương pháp định lượng cũng như chủng tộc và cách chọn mẫu nghiên cứu, nên cho đến nay thế giới cũng chưa thống nhất được giá trị bình thường của insulin máu lúc đói.

Dưới đây là kết quả định lượng insulin máu trung bình lúc đói của một số tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước:

Bảng 4.2. So sánh nồng độ insulin máu của một số tác giả.

Tác giả Năm Phương pháp định lượng Kết quả

Bonara Enzo 2000 Miễn dịch phóng xạ 63 ± 4 (pmol/L)

Christian Meyer 2006 Miễn dịch phóng xạ 43,7 (pmol/L)

Huichen 2005 Miễn dịch điện hóa phát quang 15,7 ± 2,5(μU/ml) Roder 1999 Miễn dịch điện hóa phát quang 9,12 ± 2,16(μU/ml) Đào Thị Dừa 2006 Miễn dịch điện hóa phát quang 13,14± 4,38(μU/ml) Nguyễn Đức Hoan 2008 Miễn dịch điện hóa phát quang 15,48± 8,12(μU/ml) Nguyễn Cửu Lợi 2004 Miễn dịch phóng xạ 17,27± 5,20(μU/ml) Nguyễn Kim Lương 2000 Miễn dịch điện hóa phát quang 13,27± 1,03(μU/ml) Trần Thừa Nguyên 2005 Miễn dịch điện hóa phát quang 11,08± 7,83(μU/ml) Của chúng tôi 2009 Miễn dịch điện hóa phát quang 12,33± 8,8 (μU/ml)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.7 so sánh với kết quả nghiên cứu của nhóm chứng cho thấy: nồng độ insulin máu trung bình lúc đói ở nhóm nghiên cứu là 12,33 ± 8,8 μU/m cao hơn hẳn so với nhóm chứng là 4,82 ± 1,88 μU/ml (đều được định lượng bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang). Như vậy có sự tăng rõ rệt nồng độ insulin máu ở nhóm ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng. Điều này chúng tỏ có tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2.

So sánh với kết quả của một số tác giả, chúng tôi nhận thấy nồng độ insulin máu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi gần tương tự như kết quả của Nguyễn Kim Lương trên người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ týp 2 (4,37 ± 0,61 và 13,27 ± 1,03) (Sử dụng phương pháp miễn dịch điện hóa phát

quang) [10]. Trong nghiên cứu của Đào Thị Dừa thấy kết quả nồng độ insulin máu trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 13,14 ± 4,38 [2].

Tuy nhiên so với một số nghiên cứu khác trong nước thì nồng độ insulin máu trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trong nghiên cứu của chúng tôi (đều sử dụng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang) cao hơn kết quả nghiên cứu Trần Thị Thanh Hoá (2007) trên 114 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 10,83 ± 9,78 [7]. Nguyễn Đức Ngọ (2008) trên 188 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 7,92 ± 5,47 [12].

Kết qủa nồng độ insulin máu trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 của chúng tôi lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như Abdul-Ghani MA (2007) trên 179 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 22,0 ± 18,0 [20]. Bonora E (2000) trên 1750 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 15,61 ± 0,31 [33]. Huichen (2005) trên 11 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 15,7 ± 2,5 [53]. Haffner SM (1997) trên 195 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 17,7 ± 0,8 [43]. Phạm Trung Hà (2000) trên các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 31,4 ±

11,3 [4]. Nguyễn Đức Hoan (2008) trên 60 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy nồng độ insulin máu trung bình là 15,48 ± 8,12 [8]. Những sự khác biệt trên có thể lý giải do sự khác nhau về độ tuổi, phương pháp định lượng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.7. cho thấy: tỷ lệ insulin máu bình thường ở nhóm nghiên cứu là (46/71) chiếm 64,8%, tỷ lệ insulin máu thấp ở nhóm nghiên cứu là (3/71) chiếm 4,2 %, tỷ lệ tăng insulin máu ở nhóm nghiên cứu là (22/71) chiếm 31% cao h¬n tỷ lệ tăng insulin máu ở nhóm chứng là 10%. Như vậy, có sự tăng rõ rệt nồng độ insulin ở nhóm ĐTĐ

týp 2 so với nhóm chứng. Điều này càng chứng tỏ có tình trạng kháng insulin trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả ở trên cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Thừa

Nguyên (2007), Nguyễn Đức Ngọ (2008) và Hanson RL (2002) nghiên cứu trên các BN ĐTĐ týp 2 ở Ấn độ thấy tỷ lệ tăng insulin chiếm tỉ lệ cao nhất trong BN ĐTĐ týp 2 [12], [13], [44].

Bảng 4.3. Nồng độ insulin máu (μU/ml) lúc đói của một số nghiên cứu.

Tác giả Nhóm chứng Nhóm ĐTĐ týp 2 n X± S D n X ± SD Abdul-Ghani MA 1372 12,0 ± 13,0 179 22,0 ± 18,0 Haffner SM 1539 9,8 ± 0,3 195 17,7 ± 0,8 Huichen 26 6,1 ± 0,8 11 15,7 ± 2,5 Roder 19 4,2 ± 0,16 9 9,12 ± 2,16 Nguyễn Đức Hoan 50 4,82 ± 3,18 60 15,48 ± 8,12 Phạm Trung Hà 25 13,2 ± 2,93 71 31,4 ± 11,3 TrầnThị Thanh Hoá 55 4,76 ± 1,65 114 10,83 ± 9,78 Nguyễn Kim Lương 30 4,37 ± 0,61 54 13,27 ± 1,03 Nguyễn Đức Ngọ 33 4,89 ± 3,21 123 7,92 ± 5,47 Của chúng tôi 50 4,82 ± 1,88 71 12,33 ± 8,8 Các dữ kiện trên chứng tỏ nồng độ tuyệt đối của insulin trong huyết tương bình thường hoặc tăng trong đa số trường hợp BN ĐTĐ týp 2. Điều này là do có sự kháng insulin của các mô đối với chuyển hoá glucose, mặc dù có insulin nhưng glucose vẫn không được hấp thu và chuyển hoá trong tế bào [21].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 phát hiện lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai (Trang 74)