7. Kết cấu của Luận văn
2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Việc đánh giá, rút ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, hiệu quả trong công tác thực hiện pháp luật thuế ở Thanh Hóa là cơ sở cho các nhà nghiên cứu, các nhà làm luật và các cán bộ, công chức trong ngành Thuế các cấp từ Trung ương đến địa phương cùng khắc phục, giải quyết. Những nguyên nhân chính liên quan đến các vấn đề: chất lượng hệ thống văn bản pháp luật thuế; công tác triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế; trình độ, phẩm chất cán bộ, công chức thuế...
một số văn bản quy phạm pháp luật thuế được ban hành thời gian qua vẫn không cao. Chất lượng công tác cải cách hành chính ở một số đơn vị chưa đạt yêu cầu, bản thân hệ thống pháp luật thuế chưa thật sự hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất, tính quy phạm của hệ thống pháp luật thuế chưa cao. Nhiều quy định pháp luật thuế chỉ mới dừng lại ở dạng những nguyên tắc chung, một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tế nên rất khó thực hiện. Việc ban hành các văn bản quy định chi tiết, văn bản quy định về trình tự, thủ tục, văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế hay quy định pháp luật thuế cũng mắc phải tình trạng đối với pháp luật nói chung là thường không đầy đủ, chậm so với yêu cầu và nhiều khi còn ban hành trái pháp luật. Thậm chí, giữa nội dung của văn bản hướng dẫn với nội dung của văn bản được hướng dẫn thi hành cũng không thống nhất. Một số văn bản được ban hành không chỉ không có sự phù hợp giữa nội dung, mà con sai về hình thức.
Một số luật thuế có những quy định không thống nhất với nhau hoặc trùng lặp quá nhiều. Nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành lại là sự sao chép lại văn bản chính và có bổ sung đôi chút, nên số lượng quy phạm (các quy định pháp luật) là quá nhiều, dẫn đến khả năng bao quát nội dung của tất cả các văn bản, xác định sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản là rất khó khăn, ảnh hưởng không tốt đến cả hoạt động ban hành và cả hoạt động thực hiện pháp luật thuế.
Công tác triển khai pháp luật thuế nhiều khi còn chậm, còn chưa nắm được chính xác, hoàn chỉnh nội dung, mục đích của văn bản đó, dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa đạt yêu cầu. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần do lực lượng, chất lượng và kỹ năng của cán bộ làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuế, nhất là các cán bộ ở các bộ, ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác này; số lượng các văn bản cần được ban hành để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn
bản luật quá nhiều, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa văn bản quy định chi tiết thi hành với văn bản giải thích chính thức… Nhiều văn bản được ban hành một cách vội vàng do sức ép về thời gian nên công tác chuẩn bị chưa được tốt. Sức ép thời gian còn được thể hiện ở chỗ, cứ mỗi công đoạn, quy trình, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản thường bị chậm một chút dẫn đến các công đoạn sau càng phải vội vàng, bị dồn ép về thời gian. Số lượng cán bộ trực tiếp tham gia thẩm định hoặc thẩm tra dự thảo văn bản là không nhiều và số có điều kiện đọc, nghiên cứu kỹ dự thảo văn bản để thẩm tra, thẩm định lại càng ít nên chất lượng thẩm tra, thẩm định không cao. Pháp luật là hiện tượng chính trị - xã hội theo nghĩa rộng của nó, do vậy, việc xây dựng và nội dung các văn bản, các quy phạm pháp luật thuế luôn phản ánh kết quả của sự đấu tranh, sự thỏa hiệp giữa các cấp, ngành, các tầng lớp, lực lượng xã hội khác nhau trong xã hội. Từ đó cho thấy, việc chia sẻ quyền, lợi ích giữa những lực lượng trong xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc đưa ra chính sách pháp luật thuế này hay chính sách pháp luật thuế khác, ban hành văn bản hay quy định pháp luật thuế. Tất cả những phức tạp đó sẽ lý giải cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật thuế phù hợp với quy luật vận động và phát triển xã hội hay chỉ phù hợp với lợi ích của lực lượng này hay của lực lượng khác và lực lượng đó đại diện cho sự tiến bộ xã hội. Nếu trước đây, khi nói đến tính giai cấp của pháp luật thì ngày nay nó liên quan không chỉ lợi ích của giai cấp, mà còn là lợi ích của các nhóm có chung lợi ích ngay trong cùng một giai cấp. Những cán bộ pháp lý trực tiếp soạn thảo cũng chưa thực sự giỏi để có thể chuyển hóa những tư tưởng chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền thành những dự thảo qui phạm pháp luật thuế có chất lượng, đúng đắn và chính xác nhất. Các cấp triển khai, đưa pháp luật thuế vào thực thi trong cuộc sống, nhiều cán bộ thuế ở nhiều nơi và nhiều khi chưa nghiên cứu, lĩnh hội đầy đủ, hiểu rõ chính sách pháp luật thuế, nên chưa hoạt động chất lượng, hiệu quả.
Một thực trạng ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay là, một số văn bản quy phạm pháp luật thuế dưới luật hoặc các văn bản hướng dẫn thi hành theo quy định của pháp luật thuế thì có hiệu lực và giá trị pháp lý thấp nhưng dường như lại được thực hiện tốt hơn và có giá trị thực tế cao hơn, mặc dù có văn bản hướng dẫn nội dung còn trái với cả văn bản mà nó hướng dẫn. Điều này có nhiều nguyên nhân như: văn bản luật luật của nước ta còn quá chung chung, nên có nhiều trường hợp không áp dụng trực tiếp được, thói quen của các cơ quan, cán bộ thuế là chờ các văn bản hướng dẫn thi hành mà ít chú ý đến văn bản gốc vì văn bản hướng dẫn thi hành thường là của cơ quan quản lý hay chỉ đạo trực tiếp; nhiều cán bộ thuế không nắm được hoặc không dám tuân theo cá nguyên tắc áp dụng văn bản hay quy phạm pháp luật thuế là, trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các văn bản thì phải áp dụng quy định của văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, văn bản của cơ quan quyền lực cùng cấp hoặc văn bản ban hành sau nếu các văn bản của cùng một cơ quan.
Năng lực, tinh thần trách nhiệm, phương pháp làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, còn tình trạng đùn đẩy, tránh né những việc khó, phức tạp. Sự chủ động phối hợp xử lý công việc ở một số vị trí người đứng đầu chưa thường xuyên, quyết liệt, một bộ phận cán bộ, công chức gây phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.