Đặc điểm thực hiện pháp luật thuế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật thuế

Trên cơ sở quan niệm trên, ta thấy, thực hiện pháp luật có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:

Trước hết, thực hiện pháp luật phải là hành vi xác định hay xử sự thực tế của con người. C. Mác đã từng khẳng định: “Ngoài hành vi của mình ra tôi không tồn tại đối với pháp luật, hoàn toàn không phải đối tượng của nó. Những hành vi của tôi - đó là lĩnh vực duy nhất trong đó tôi đụng chạm với pháp luật bởi hành vi là cái duy nhất vì nó mà tôi đòi quyền tồn tại, quyền hiện thực và như vậy là do nó mà tôi rơi vào quyền lực của pháp luật hiện hành” [41]. Vì lí do này mà chỉ có thể căn cứ vào hành vi xác định hay xử sự thực tế của một chủ thể nào đó rồi đối chiếu với các quy định cụ thể của pháp

luật mà ta có thể xác định được là họ có thực hiện pháp luật hay không. Hành vi thực hiện pháp luật thuế của các chủ thể có thể được thực hiện dưới dạng hành động, tức là thể hiện qua những lời nói, cử chị, tác động nhất định, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy, thỏa thuận, kí kết hợp đồng mua bán…; song cũng có thể được thể hiện dưới dạng không hành động, tức là không thực hiện những cử chỉ, động tác, lời nói nhất định.

Thứ hai, thực hiện pháp luật thuế phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của pháp luật thuế. Đây là lẽ đương nhiên vì thực hiện pháp luật thuế là sự hiện thực hóa các quy định của pháp luật thuế hay làm cho các yêu cầu, đòi hỏi của Nhà nước đối với các chủ thể được nêu trong các quy phạm pháp luật thuế trở thành hiện thực. Nói cách khác, thực hiện pháp luật thuế là biến các quy định của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Vì vậy, những hành vi trái pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng không thể được coi là thực hiện pháp luật thuế.

Thứ ba, thực hiện pháp luật thuế phải là xử sự của các chủ thể có năng lực hành vi pháp luật, tức là chủ thể có khả năng bằng hành vi của chính mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Như trên đã nói, pháp luật chỉ có thể điều chỉnh xử sự của các chủ thể có khả năng nhận thức, với các chủ thể không có khả năng nhận thức thì các quy định của pháp luật hoàn toàn vô tác dụng. Song không phải tất cả các chủ thể có khả năng nhận thức đều có thể được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi có đủ những điều kiện nhất định. Điều kiện này là khác nhau đối với các loại chủ thể khác nhau. Chủ thể là tổ chức thì có năng lực hành vi pháp luật từ khi nó được thành lập hoặc được công nhận.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)