7. Kết cấu của Luận văn
1.1.5.4. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế gồm 2 căn cứ là cơ sở tính thuế và thuế suất.
Cơ sở tính thuế: Đối với thuế gián thu là giá cả và số lượng hàng hóa,
dịch vụ của loại thuế cần áp dụng (đây là giá chưa có thuế). Giá chưa có thuế là giá cả hàng hóa, dịch vụ chưa có tiền thuế của loại thế cần áp dụng, nó có thể là giá đã có các loại thuế khác. Đối với thuế trực thu là theo từng loại thuế khác nhau mà có cách tính khác nhau (là thu nhập thực tế hay là thu nhập theo pháp luật, thu nhập từ hoạt động làm công ăn lương hay thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh)
Thuế suất: là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào NSNN theo một mức nhất định. Quy định thuế suất là các quy phạm quy về mức thuế phải thu được xác định theo quy mô của đối tượng chịu thuế. Thuế suất là yếu tố quan trọng của một luật thuế, vì nó thể hiện tập trung nhất các chính sách của Nhà nước, phản ánh quan hệ lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội. Chính vì vậy, việc quy định thuế suất phải được cân nhắc thận trọng dựa trên cơ sở khoa học để nó thực sự phát huy tác dụng tốt nhất đối với nền kinh tế - xã hội. Có 2 loại thuế suất là thuế suất tuyệt đối và thuế suất tương đối.
Thuế suất tuyệt đối: là một số tiền nhất định trên một đơn vị tính thuế.
Thuế suất căn cứ trên đơn vị háng hóa.
Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối: đảm bảo ổn định được số thuế thu vào NSNN; giúp cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp để xác định trước chi phí kinh doanh sao cho có lợi và việc thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế được tình trạng kê khai gian dối của đối tượng nộp thuế để trốn thuế.
Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: mức thuế suất này không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả dẫn đến đôi khi việc điều tiết của thuế không sát với tình hình thực tại của thị trường, gây thất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế.
Thuế suất tương đối: được xác định bằng tỷ lệ % dựa vào cơ sở tính
thuế. Loại thuế suất này thường được sử dụng hơn. Gồm có 2 loại là thuế suất tương đối cố định và thuế suất tương đối lũy tiến. Thuế suất tương đối cố định: Mức thuế suất không thay đổi khi giá trị tính thuế thay đổi. Thuế suất tương đối lũy tiến: Mức thuế suất gia tăng theo sự gia tăng của giá trị tính thuế. Thuế suất tương đối lũy tiến được chia làm 2 loại là thuế suất tương đối lũy tiến từng phần và thuế suất tương đối lũy tiến toàn phần. Thuế suất tương đối lũy thoái: Mức thuế suất giảm theo theo sự gia tăng của giá trị tính thuế.
Ưu điểm của mức thuế suất tương đối: số thuế phải nộp có thể thay đổi tùy theo cơ sở tính thuế. Trên cơ sở đó, đảm bảo lợi ích của nhà nước và tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế.
Nhược điểm của mức thuế suất tương đối: công tác hành thu thuế rất là khó khăn vì phải làm sao có thể xác định được chính xác cơ sở tính thuế (giá bán hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của đối tượng nộp thuế…). Vì vậy, đối với loại thuế suất này, đối tượng nộp thuế rất dễ có cơ hội để thực hiện các hành vi trốn thuế.