Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định, một số luật và cơ chế chính sách chưa đồng bộ và phù hợp với thực tế. Những bất ổn trong kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, lãi suất, tỷ giá tăng cao, cùng với việc thực hiện đồng thời chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ chặt chẽ đã ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh gặp khó khăn phải thu hẹp, thậm chí dừng hoạt động sản xuất - kinh doanh; thị trường

bất động sản khó khăn, giao dịch từ giữa năm trở lại đây trầm lắng; thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuế ở tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển khá tốt, đã có nhiều cố gắng trong việc tổ chức, triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân với những nội dung và hình thức khá phong phú, cho nhiều đối tượng. Do đó, đã góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - chính trị của Đảng và Nhà nước, từng bước giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ và nhân dân, dần dần hình thành ở mọi người thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, đưa pháp luật thuế vào cuộc sống. Tuy vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuế ở tỉnh Thanh Hóa so với yêu cầu thì vẫn chưa được đầu tư đúng mức, chưa nhận thức được hết vị trí, vai trò của công tác này trong việc bảo đảm hiệu lực thực tế của các văn bản pháp luật thuế đã được ban hành. Chưa có chương trình, kế hoạch phù hợp dẫn đến thông tin thường thiếu tính hệ thống, không liên tục, việc tuyên truyền thường mang tính phong trào không thường xuyên, chưa có được một cơ chế, các hình thức và biện pháp phong phú, thiết thực để đưa pháp luật đến với mỗi người dân. Mặc dù các văn bản pháp luật thuế đang ngày càng được ban hành nhiều, nhưng hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng yêu cầu. Tri thức pháp luật của toàn bộ cán bộ thuế trong toàn ngành thuế Thanh Hóa chưa đều, chưa cao. Sự hiểu biết pháp luật thuế của nhân dân nhiều nơi còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tinh thần của văn bản hay quy định pháp luật thuế tới cán bộ, nhân dân và các đối tượng có liên quan chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Nhiều tổ chức, cá nhân vẫn chưa hiểu biết pháp luật thuế một cách đầy đủ để từ đó chủ động quyết định hành vi sản xuất, kinh doanh… của mình. Nhiều chủ thể bị thua thiệt khi sản xuất, kinh doanh, nhất là làm ăn với các đối tác nước ngoài vì kém hoặc không hiểu biết pháp luật thuế đầy đủ.

Công tác tổ chức, cán bộ ngành thuế Thanh Hóa liên quan đến việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế cũng chưa thật tốt. Hệ thống cơ quan thực thi pháp luật thuế của Tỉnh nhiều cơ sở chưa được tổ chức một cách khoa học nên vẫn còn bất cập, không phối hợp được với nhau, thậm chí cản trở lẫn nhau. Một số cán bộ, công chức chưa tinh thông về nghiệp vụ trong việc giải quyết các công việc được giao, ý thức tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm chưa cao. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với lợi ích của công dân, của tổ chức kinh tế liên quan vẫn còn diễn ra. Hạn chế về tổ chức bộ máy QLT: Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong CQT tuy đã được kiện toàn một bước theo Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế nhưng thực trạng vẫn còn chồng chéo, chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. CQT chưa được giao điều tra, khởi tố các vụ vi phạm về thuế, chức năng cưỡng chế thu nợ thuế chưa quy định rõ, chi tiết nên việc xác định và xử lý chưa kịp thời các gian lận lớn về thuế và xử lý nợ đọng gặp nhiều khó khăn. CQT còn thiếu chức năng khởi tố, điều tra các vụ vi phạm pháp luật về thuế. Vì vậy, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp và tính chuyên nghiệp của hệ thống thuế trong việc điều tra, khởi tố các hành vi, thủ đoạn gian lận tiền thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Các công việc trên đều phải chuyển qua các cơ quan pháp luật thực hiện nên kết quả rất hạn chế do các cơ quan này không mang tính chuyên nghiệp, diện bao quát lớn, nên không thể điều tra nhanh, làm cho việc xử lý các trường hợp vi phạm về thuế không kịp thời, giảm hiệu quả quản lý và tác dụng giáo dục trong việc thực thi pháp luật thuế.

Một số người dân, tổ chức kinh tế cản trở việc tổ chức thực hiện pháp luật của các CQT, họ thường chây ỳ, trốn tránh việc thực hiện các nghĩa vụ pháp lý thuế của mình. Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Tỉnh, mỗi khi gặp

CQT trả lời là hãy đợi để xin ý kiến, cách giải quyết của cấp trên và rồi ý kiến của cấp trên trong một số trường hợp là chung chung hoặc không có, nên một số vụ việc kéo dài thời gian mà không được giải quyết dứt điểm làm ảnh hưởng tới nhiều lợi ích của nhân dân.

Tất cả những lý do nói trên đã làm cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện pháp luật thuế còn chưa đảm bảo, chưa tốt, một số quy định pháp luật thuế đã không được thực hiện, một số quy định thực hiện không nghiêm minh, thậm chí, có những quy định pháp luật thuế còn được áp dụng sai dẫn đến tình trạng oan sai trong quá trình áp dụng pháp luật thuế gây nhiều bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các CQT, ảnh hưởng tiến trình xây dựng Tỉnh thành tỉnh "kiểu mẫu", trên đà phát triển, dân chủ, công bằng, văn mình. Vì vậy, những nguyên nhân tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động đã được nhìn nhận, nêu ra thì cần phải được giải quyết, khắc phục nghiêm túc. Những vấn đề trên, không chỉ xuất hiện, tồn tại ở Thanh Hóa mà cũng là vấn đề chung ở nhiều địa bàn trên cả nước.

2.3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Những kết quả đạt được trong thời gian qua là nhờ chính sách pháp luật thuế từng bước được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn đáp ứng yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, đã bãi bỏ được cơ chế xin cho, CQT chỉ tập trung vào để hỗ trợ, tuyên truyền hướng dẫn NNT thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật thuế, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, các chế tài được thực hiện xử lý nghiêm minh nên đã hạn chế tình trạng trốn lậu thuế, giảm thất thu cho NSNN. Trong những năm qua, ngành Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính

TTHC thuế cho NNT theo cơ chế "một cửa" đã tạo thuận lợi cho NNT trong quá trình giao dịch với CQT; triển khai thực hiện và mở rộng kê khai thuế qua mạng Internet đối với các doanh nghiệp; thực hiện QLT và giải quyết các TTHC về thuế theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện quy chế liên thông trong công tác cấp mã số doanh nghiệp (kết hợp cấp đăng ký kinh doanh và mã số thuế) đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc cải cách thủ tục thực hiện các TTHC, giảm bớt thời gian cho NNT. Tại CQT, công khai các TTHC thuế, công tác tiếp dân, giải quyết hồ sơ thuế và các TTHC thuế khác được thực hiện tại bộ phận "một cửa" giảm tối đa sự phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu giải quyết công việc tại CQT; NNT không phải đi lại liên hệ với nhiều bộ phận để giải quyết một công việc như trước đây, đảm bảo giải quyết công việc thuận tiện, nhanh chóng, đúng thời gian đáp ứng yêu cầu của NNT theo quy trình khép kín từ đầu vào (tiếp nhận hồ sơ công việc) đến đầu ra (trả hồ sơ, trả kết quả giải quyết công việc). Năm 2012 cấp mới 941 MST cho các doanh nghiệp; tính đến thời điểm ngày 31/12/2012 có 5.804 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh [24].

Việc thực hiện thu nộp thuế được CQT thường xuyên kiểm tra, đôn đốc NNT và đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước để tổ chức thu nộp số tiền thuế vào NSNN một cách kịp thời, đầy đủ; đối với các địa bàn miền núi, xa trung tâm huyện thì CQT trực tiếp thu hoặc ủy nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền thuế sau đó nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. Thực hiện quy chế phối hợp công tác giữa hệ thống Thuế - Hải quan - Kho bạc Nhà nước - Tài chính, NNT tự lập bảng kê, tự nộp thuế nên việc luân chuyển chứng từ được nhanh chóng, kịp thời tạo điều kiện cho CQT trong việc cập nhật chứng tứ đầy đủ, đối chiếu số liệu được thuận lợi và đảm bảo số

liệu chính xác, hạn chế việc thất lạc chứng từ của NNT đồng thời theo dõi số nộp NSNN của NNT trên ứng dụng QLT của ngành.

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh phát sóng chuyên mục "Chính sách thuế với cuộc sống" với tần suất phát sóng 2 kỳ/tháng; phối hợp với cơ quan báo đài đưa tin, tuyên truyền những nội dung chính sách pháp luật thuế mới và tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức hội nghị tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế có nhiều đóng góp cho NSNN và với Ban Thi đua khen thưởng của tỉnh lựa chọn trình UBND tỉnh tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu. Cục thuế đã tập huấn, hướng dẫn chính sách cho các doanh nghiệp và tổ chức chi trả thu nhập trên địa bàn, số lượng người tham gia 2500 lượt người. Triển khai các giải pháp hỗ trợ NNT trong việc thực hiện chế độ chính sách thuế như: duy trì đường dây nóng để hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho NNT trong quá trình thực hiện chính sách thuế; hỗ trợ kỹ thuật và thủ tục để thực hiện kê khai, nộp hồ sơ thuế qua mạng Internet. Định kỳ phối hợp với Chi nhánh VCCI Thanh Hóa tổ chức đối thoại, giải đáp vướng mắc với NNT, thông qua Hội nghị đã giúp đỡ cho doanh nghiệp đã tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Ngành Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thực hiện kế hoạch "Ngày Pháp luật" hàng tháng để kịp thời truyền tải và quán triệt các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính sách thuế đến mọi cán bộ, công chức, viên chức thuế.

Thực hiện nghiêm túc quy trình thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Trước tình hình nợ đọng thuế trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tăng cao, ngành Thuế tỉnh đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Công văn số 2735/UBND-KTTC ngày 03/5/2012 chỉ đạo các ngành Tài chính, Kho bạc,

đối với hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn, sau khi khấu trừ 2% sẽ tiếp tục khấu trừ số nợ thuế quá 90 ngày. Sự chỉ đạo kịp thời của UBND tỉnh mang lại hiệu quả cao trong công tác thu nợ, làm giảm đáng kể số nợ đọng thuế ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, đồng thời có tác động tốt đến việc nghiệm thu, quyết toán, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Ngành Thuế tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh trực tiếp ký công văn yêu cầu các doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn nộp đầy đủ vào NSNN theo thông báo của CQT, tham mưu cho UBND huyện, thị, thành phố thành lập Ban chỉ đạo thu nợ thuế do đồng chí Phó Chủ tịch làm Trưởng ban, các thành viên thuộc các ngành: thuế, kho bạc nhà nước và công an hoạt động có hiệu quả đã góp phần giảm số nợ. Trong năm 2012 đã thực hiện 18.410 lượt điện thoại, thông báo phạt chậm nộp 34.970 lượt đơn vị, số tiền phạt 24.200 triệu đồng; đôn đốc trực tiếp tại đơn vị 8.060 lượt, gửi công văn đôn đốc 590 lượt, mời NNT làm việc tại CQT 1.270 đơn vị, thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế 265 đơn vị. Kết quả nợ thuế (không bao gồm các khoản nợ không còn đối tượng để thu) bằng 5% số thu ngân sách năm 2012.

Ý thức tuân thủ, chấp hành nghiêm túc pháp luật thuế của NNT ngày một nâng cao và thực hiện có hiệu quả. Mặt khác, do CQT đã thực hiện quản lý, giám sát kê khai thuế theo đúng quy trình kiểm tra tại trụ sở CQT cho nên số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp đúng hạn được tăng lên cả về số lượng, chất lượng. Đến nay, hàng năm số tờ khai thuế đã nộp đạt tỷ lệ từ 90 - 95%, trong đó, tờ khai nộp đúng hạn từ 85 - 90%/. Trong năm 2012, kết quả nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng đạt tỷ lệ nộp bình quân là 98,2%, đúng hạn chiếm 92,4%; tờ kha thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý đạt tỷ lệ nộp bình quân là 98,7%, đúng hạn chiếm 97,5%; tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt tỷ lệ nộp bình quân là 97,5%, đúng hạn chiếm 94,8%. Đã xử phạt 361 hồ sơ khai thuế chậm với số tiền 450,3 triệu đồng [24]. Công tác hoàn thuế năm 2012 đã nhận và giải quyết hoàn thuế cho 398 hồ sơ, các trường hợp giải quyết đều đảm bảo thời

gian và đúng quy trình hoàn thuế góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đã triển khai phần mềm hỗ trợ kê khai cho các doanh nghiệp, đồng thời hướng dẫn, chỉnh sửa thường xuyên nên các lỗi sai sót trong kê khai của NNT đã giảm đi đáng kể, đến nay trung bình hàng năm còn khoảng 2% tờ khai có sai sót phải chỉnh sửa. Những tổ chức, cá nhân nộp thuế không thực hiện việc kê khai thuế hoặc kê khai không đầy đủ mà đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không thực hiện, CQT đã áp dụng biện pháp ấn định thuế. Trong những năm qua, trên địa bàn Thanh Hóa, CQT thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở cho nên trường hợp phải ấn định thuế xảy ra không nhiều.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THƢ̣C HIỆN PHÁP LUẬT THUẾ TRÊN

ĐI ̣A BÀN TỈNH THANH HÓA

3.1. Kinh tế thị trƣờng và những yêu cầu đặt ra đối với công tác chấp hành pháp luật thuế ở Thanh Hóa

Kinh tế thị trường là kiểu hình thái kinh tế phản ánh trình độ phát triển cao của văn minh nhân loại. Kinh tế thị trường là hình thức tổ chức sản xuất xã hội được vận hành và điều tiết bởi các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… Bên cạnh những ưu thế, nền kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật vốn có của nó: Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế có tính cạnh tranh cao, cạnh tranh lành mạnh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, ngược lại khi xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo, không lành mạnh thì tính hiệu quả của nền kinh tế bị giảm thấp, thậm chí hỗn loạn. Mục đích hoạt động của các chủ thể kinh tế là lợi ích tối đa, vì vậy, họ sẵn sàng bất chấp mọi thủ đoạn để đạt mục đích, do đó, có thể làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong nền kinh tế và xã hội; Phân phối thu nhập theo cơ chế thị trường sẽ dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo, tác động của cơ chế thị trường sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị lý tưởng mà xã hội muốn vươn tới. Một nền kinh tế do cơ chế thị trường thuần túy điều tiết, khó tránh khỏi những thăng trầm,

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)