Chế độ truy thu và hoàn thuế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 32)

7. Kết cấu của Luận văn

1.1.5.6. Chế độ truy thu và hoàn thuế

Truy thu thuế: là một quyết định hành chính của CQT, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào NSNN

Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế.

Chế độ hoàn thuế: là việc CQT hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số

tiền thuế mà các tổ chức, cá nhân (không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã thực hiện vượt quá nghĩa vụ nộp thuế của họ. Trong thực tế, việc hoàn thuế được thực hiện bằng cách khấu trừ vào nghĩa vụ thuế của năm tiếp theo.Hoàn thuế thường xảy ra trong các trường hợp sau:

Do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế. Ví dụ như: hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài…

Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho CQT so với nghĩa vụ của họ. Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuê hay là đối tượng nộp thuế.

1.1.5.7. Chế độ ƣu đãi về thuế

Là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện mà đạo luật thuế quy định. Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp thuế là người hưởng lợi trực tiếp từ việc miễn giảm thuế. Quy định chế độ ưu đãi về thuế là các quy phạm pháp luật về việc miễn, giảm thuế đối với NNT [49]. Ở nước ta, chế độ miễn, giảm thuế thường được quy định thành một chương riêng trong đạo luật thuế. Lưu ý: Những đối tượng thuộc diện này vẫn là đối tượng nộp thuế, vẫn phải đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế. Khi có căn cứ chứng tỏ rằng họ không thuộc diện miễn, giảm thuế thì có thể bị

Điều kiện để được miễn, giảm thuế do đạo luật thuế điều chỉnh sắc thuế tương ứng quy định. Đối tượng nộp thuế chỉ được miễn, giảm khi thỏa mãn các điều kiện do đạo luật thuế quy định.

Đối tượng nộp thuế tuy đã thỏa mãn các điều kiện được đạo luật thuế dự liệu như các đối tượng nộp thuế chưa có thể được hưởng chế độ miễn, giảm thuế một cách đương nhiên. Các đối tượng nộp thuế cần phải làm các thủ tục để xin CQT có thẩm quyền đồng ý cho được hưởng chế độ miễn, giảm thuế này.

1.1.5.8. Đơn vị tính thuế

Quy định đơn vị tính thuế là đơn vị đo lường đo lường đối tượng chịu thuế như đơn vị tiền tệ (VNĐ), diện tích đất (m2)...

1.1.5.9. Giá tính thuế

Quy định giá tính thuế là quy phạm pháp luật về giá cả hàng hóa tài sản hàng hóa được luật thuế quy định làm căn cứ tính thuế.

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất của từng sắc thuế mà trong nội dung của luật thuế có thể có các quy định khác. Pháp luật là công cụ để thể chế hóa ý chí của Nhà nước trong việc thu thuế đối với xã hội. Tuy nhiên, về quan điểm xác lập quyền đánh thuế của nhà nước đến nay vẫn tồn tại những lý thuyết khác nhau bao gồm lý thuyết đánh thuế theo nguyên tắc lãnh thổ, lý thuyết đánh thuế theo nguyên tắc quốc tịch, lý thuyết đánh thuế theo nguyên tắc nơi cư trú.

1.1.6. Vai trò của pháp luâ ̣t thuế ở Viê ̣t Nam

Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan và vì vậy, thuế ra đời cũng là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu là bảo đảm nguồn tài chính phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế xuất hiện trong xã hội loài

người với hai điều kiện cần và đủ là sự xuất hiện Nhà nước và sự xuất hiện thu nhập xã hội, giá trị thặng dư. Sự xuất hiện Nhà nước đã tạo quyền lực tập trung để ban hành các luật lệ về thuế, buộc các thành viên trong xã hội phải thực hiện. Sự hình thành thu nhập trong xã hội là cơ sở tạo khả năng cho nguồn động viên bằng thuế, vì có thu nhập thì dân cư mới có khả năng đóng góp cho nhà nước và ngược lại.

Pháp luật thuế mang bản chất chung của pháp luật là thực thể chứa ý chí Nhà nước, được nhà nước dùng làm công cụ áp đặt ý chí của mình đối với xã hội. Chính vì vậy, pháp luật thuế là công cụ để Nhà nước thực hiện ý chí của mình trong việc thu một phần của cải xã hội vào NSNN và tác động đến các quan hệ xã hội có liên quan. Pháp luật có quan hệ nhiều chiều với các hiện tượng xã hội khác. Trong tác phẩm "Sự khốn cùng của triết học", C.Mác đã khẳng định: "Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua, chế độ pháp luật về chính trị cũng như về dân sự chỉ là làm cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế" [40]. Trong tác phẩm "Phê phán kinh tế chính trị học", C.Mác cũng chỉ rõ: "Trên cơ sở hạ tầng là thượng tầng chính trị và pháp lý", "pháp luật không được cao hơn chế độ kinh tế và văn hóa do nó tạo ra". Ngoài mối quan hệ biện chứng với kinh tế, pháp luật còn gắn bó chặt chẽ với chính trị. Theo V.I. Lênin, chính trị "là lĩnh vực những mối quan hệ giữa tất cả các giai cấp, các tầng lớp với nhà nước và Chính phủ, lĩnh vực nối quan hệ giữa tất cả các giai cấp với nhau" [39]. Nghiên cứu tài chính công cổ điển, Lê Đình Chân cho rằng, mục đích hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính công (NSNN) là kiếm đủ tiền để nuôi các hoạt động hành chính thuộc chủ quyền quốc gia [15]. Chính vì mục tiêu hoạt động ngân sách như vậy nên Nhà

nước ban hành pháp luật thuế cũng chỉ nhằm thu đủ tiền để chi tiêu cho bộ máy hành chính.

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta cũng như ở các nước xã hội chủ nghĩa khác, vai trò của pháp luật thuế chưa được coi trọng đúng mức với tầm quan trọng vốn có của nó. Thời kỳ này, pháp luật thuế chưa được nhận thức là công cụ cơ bản để tạo nguồn thu cho NSNN, nó được sử dụng như một công cụ để cải tạo các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ thành phần kinh tế quốc doanh. Hệ thống thu NSNN từ các khoản thu trong nước hình thành chủ yếu từ hai nguồn thu là thu từ khu vực kinh tế quốc doanh và thu từ khu vực kinh tế tập thể, cá thể. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, Nhà nước không áp dụng chế độ thu thuế mà nghĩa vụ tài chính của các đơn vị kinh tế quốc doanh được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là thu quốc doanh và thu trích nộp lợi nhuận, còn chế độ thu thuế chỉ áp dụng đối với thành phần kinh tế tập thể và cá thể.

Lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật ở nước ta cũng như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển đã chứng minh rằng, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng pháp luật thuế làm công cụ sắc bén động viên nguồn thu cho NSNN và điều tiết sản xuất, tiêu dùng, điều tiết thu nhập dân cư một cách hợp lý.

Từ sau khi thực hiện cải cách hệ thống pháp luật thuế, áp dụng hệ thống pháp luật thuế mới từ năm 1990 ở nước ta, tỷ lệ động viên từ pháp luật thuế và phí so với tổng sản phẩm trong nước (GDP) luôn có xu hướng tăng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của nguồn thu động viên bằng công cụ pháp luật thuế, Nhà nước ta đã tiến hành cải cách toàn bộ hệ thống pháp luật thuế, mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng thuế theo hướng nhất thể hóa chế độ thu đối với khu vực kinh tế quốc doanh

và khu vực kinh tế tập thể, cá thể... Đồng thời, Nhà nước ta còn bảo đảm động viên tài chính cho NSNN từ những nguồn thu mới cần được động viên vào NSNN thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật mới, đặc biệt là Luật QLT. Chính vì vậy, nguồn thu động viên bằng pháp luật thuế trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN và ngay trong những năm đầu áp dụng pháp luật thuế, thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Đó là kết quả rất đáng được ghi nhận trong tiến trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường ở nước ta. Vai trò của pháp luật thuế đã được nhận thức đúng với chức năng, vai trò vốn có của nó là tạo nguồn thu chủ yếu của NSNN. Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với việc cải cách chế độ thu NSNN từ năm 1990 đến nay, pháp luật thuế là công cụ chủ yếu để động viên nguồn thu của NSNN, số thu từ thuế liên tục tăng trong các năm qua.

Nhà nước ta đã sử dụng pháp luật thuế như một công cụ điều tiết sản xuất thông qua pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để thực hiện chính sách bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước bằng cách áp dụng các mức thuế suất cao thấp khác nhau. Nhà nước sẽ áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu do trong nước đã sản xuất được, làm cho giá cả loại hàng hóa đó sẽ tăng cao khi nhập khẩu, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước có điều kiện cạnh tranh được với các doanh nghiệp của các nước khác, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển; hoặc khi muốn đẩy mạnh xuất khẩu một mặt hàng nào đó, Nhà nước có thể miễn thuế xuất khẩu hoặc áp dụng thuế suất thấp đối với những sản phẩm xuất khẩu để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp ở nước ngoài. Tuy nhiên, sử dụng pháp luật thuế với những mục tiêu như trên ngày càng bị hạn chê do xu thế chung của nền kinh tế thế giới là tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, tạo nên một thị trường chung và nhà nước

cần thiết tạo lập môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Bên cạnh việc điều tiết tiêu dùng, pháp luật thuế còn được Nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập dân cư. "Mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền mưu cầu hạnh phúc". Đó là tư tưởng sáng ngời về quyền con người được ghi nhận trong Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Mỹ năm 1789. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội vì những lý do khác nhau như điều kiện về vốn đầu tư, điều kiện sức khỏe, tài năng... nên dân cư có thu nhập không đồng đều, tạo nên tình trạng giàu - nghèo. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cách biệt về mức thu nhập giữa các tầng lớp dân cư càng lớn. Vì vậy, cần phải có sự can thiệp của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập xã hội một cách hợp lý, mà pháp luật thuế là công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến ở các quốc gia. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có quy định chế độ thuế đánh vào thu nhập dân cư. Ví dụ: chẳng hạn, thuế thu nhập dân cư ở Anh áp dụng từ năm 1841, ở Nhật năm 1887, ở Pháp năm 1914, ở miền Nam Việt Nam chính quyền Sài Gòn áp dụng từ năm 1962 [58]. Ở nước ta, thực hiện sự điều tiết trực tiếp vào thu nhập dân cư thông qua việc sử dụng các loại thuế trực thu để đánh thuế trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng chịu thuế như thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia

là xây dựng các quy phạm pháp luật thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất. Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường.

Qua nghiên cứu vai trò của pháp luật thuế ở nước ta cho phép rút ra kết luận: để pháp luật thuế phát huy vai trò đối với nền kinh tế và đời sống xã hội đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn vai trò, chức năng của nó. Nhận thức về vai trò của thuế quyết định việc xây dựng nội dung các quy phạm pháp luật thuế. Nội dung điều chỉnh các quy phạm pháp luật thuế là cơ sở, điều kiện bảo đảm phát huy vai trò của pháp luật thuế. Do nhận thức đúng đắn vai trò của pháp luật thuế, cuộc cải cách hệ thống pháp luật thu NSNN ở nước ta tiến hành từ đầu những năm 90 đã phát huy vai trò nhiều mặt của pháp luật thuế.

1.2. Khái niệm, đặc điểm, các hình thức và quy trình thực hiện pháp luật thuế pháp luật thuế

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật thuế

1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật thuế

Trước hết, cần hiểu về khái niệm thực hiện pháp luật. Khái niệm thực hiện pháp luật được diễn đạt như nhau trong các giáo trình lý luận chung tại các cơ sở đào tạo pháp lý. Theo quan điểm của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đều đưa ra rằng: "Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [65, 66]. Quan niệm này đã tồn tại và được sử dụng trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chưa thể nói đây là một định nghĩa hoàn thiện về thực hiện pháp luật vì: Thứ nhất, không phải hành vi thực hiện pháp luật nào cũng phải là một quá trình hoạt động. Quá trình được hiểu là "trình tự phát

triển, diễn biến của một sự việc nào đó" [74], do đó quá trình hoạt động có nghĩa là xâu chuỗi các hoạt động diễn ra theo một trình tự nhất định. Trong khi đó, có những trường hợp thực hiện pháp luật chỉ là những hành vi đơn lẻ; Thứ hai, có những trường hợp cụ thể, chủ thể thực hiện pháp luật không nhằm mục đích đưa pháp luật vào cuộc sống mà nhằm thực hiện những mục đích riêng của mình. Các giáo trình nêu trên cũng có quan điểm tương đồng nên đều giải thích rằng "Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người phù hợp với những quy định của pháp luật. Nói khác đi, tất cả những hoạt động nào của con người, của các tổ chức mà thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật thì đều được coi là biểu hiện của việc thực hiện thực tế của các quy phạm pháp luật" [65, 66]; “Hành vi hợp pháp có thể được thực hiện trên cơ sở nhận thức sâu sắc của chủ thể là cần thiết phải xử sự như vậy và do vậy họ tự giác làm theo. Còn có thể có những hành vi hợp pháp được thực hiện do kết quả của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc do sợ bị áp dụng những biện pháp đó” [65,

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về thuế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)