Sử dụng các phương tiện trực quan để minh họa các yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS?

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 36)

- Nhóm 4 (tổ 4) thảo luận vấn đề sau:

5. Sử dụng các phương tiện trực quan để minh họa các yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS?

đoạn trích AĐĐTCDS?

Tổ chức cho học sinh tiếp nhận một tác phẩm văn chương không phải là một họa động đơn lẻ mà là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, thao tác khác nhau nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức văn học và phát triển năng lực văn học. Ví dụ như hoạt động nhập cảm, đọc tác phẩm, hoạt động phân tích, bình giá, hoạt động so sánh, mở rộng, hoạt động tổng kết củng cố kiến thức,… Trong quá trình dạy học, ở mỗi hoạt động đó, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện khác nhau.

- Bằng phương tiện trực quan, giáo viên tạo ấn tượng, hứng thú cho học sinh về yếu tố văn hóa trong đoạn trích qua hoạt động nhập cảm, vào bài

Nhập cảm vào bài chỉ chiếm khoảng 3 đến 5 phút nhưng lại rất quan trọng vì nó gây ấn tượng, hứng thú, tạo tâm thế cho học sinh để bước vào việc tìm hiểu tác phẩm. Nhập cảm vào bài không chỉ là giới thiệu bài học, khái quát những vấn đề chính mà quan trọng hơn là người giáo viên nên biết kết hợp lời giới thiệu, dẫn nhập với việc trình chiếu những tranh ảnh về tác giả, tác phẩm, những đoạn tư liệu bình giá về tác phẩm,…nhằm lôi cuốn sự tập trung, chú ý của học sinh.

Ví dụ: Để mở đầu bài học AĐĐTCDS?, GV có thể kết hợp với lời dẫn nhập

vào bài với thao tác trình chiếu một số hình ảnh về sông Hương, xứ Huế, về tác giả, tác phẩm hoặc nghe bài hát “Dòng sông ai đã đặt tên?”

Một số hình ảnh về tác giả:

- Sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động tổ chức cho học sinh tìm hiểu, phân tích tri thức văn hóa, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

Trong quá trình tiến hành hoạt động này, giáo viên có thể sử dụng một số phương tiện trực quan cơ bản nhằm minh họa cho nội dung phân tích hoặc cho những nhận định, ý kiến đánh giá thêm phần thuyết phục, đồng thời duy trì sự tập trung, chú ý của học sinh, giúp các em phát hiện được những giá trị văn hóa nổi bật, những điểm

sáng thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Những phương tiện trực quan sử dụng cho hoạt động này có thể là tranh ảnh, vật thật, âm thanh, phim,….

Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh sông Hương vùng thượng lưu, giáo viên có thể

kết hợp việc phân tích với việc cho học sinh quan sát các hình ảnh kết hợp xem phim tư liệu về sông Hương…

Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh sông Hương chảy về đồng bằng, ngoại vi thành phố và chảy vào thành phố giáo viên có thể kết hợp việc phân tích với việc cho học sinh quan sát các hình ảnh , phim về một số địa danh văn hóa của Huế và nghe một số bài ca Huế,…

- Sử dụng phương tiện trực quan trong việc kết thúc giờ đọc văn, nhằm khắc sâu tri thức văn hóa cũng như tri thức văn học đã được tiếp nhận từ đoạn trích

Là công việc cuối cùng của mỗi giờ đọc văn, sau khi giáo viên và học sinh đã khái quát chủ đề tác phẩm, cảm thụ tổng hợp tác phẩm. Công việc này có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ đem đến thông tin mà là sự kích thích để làm bùng nổ thông tin, xác định những luận điểm, những kiến thức cơ bản, hệ thống hóa và khắc sâu chúng. Nó phải tạo dư âm, giúp các em bừng tỉnh, ghi tạc để thanh lọc tâm hồn.

Chính vì vậy mà việc kết thúc một giờ đọc văn không thể tiến hành bình thường như những giờ học khác. Không phải lúc nào giáo viên cũng cứ lặp lại các thao tác củng cố, dặn dò, nhắc nhở học bài cũ và soạn bài mới, nó không chỉ làm cho học sinh cảm thấy mệt mỏi nặng nề, nhàm chán mà nhiều khi còn làm trôi hết những điều bổ ích mà các em vừa tiếp thu được. Bởi vậy phải kết thúc một giờ đọc văn một cách nghệ thuật để không chỉ khép lại một bài học mà còn mở ra cho các em một chân trời mới, những ý tưởng mới, những vấn đề mới cần tiếp tục suy nghĩ, khám phá.

* Giáo viên có thể sử dụng một số phương tiện trực quan cho hoạt động này như:

Dùng sơ đồ để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức hoặc nội dung chính của bài học.

Phiếu ghi, test trắc nghiệm, làm các bài tập nhanh để củng cố kiến thức.

Nghe băng âm thanh hoặc xem một số đoạn phim liên quan đến tác phẩm (những bài ca Huế đặc sắc, phim tư liệu về Huế,…).

Tóm lại, tùy vào những điều kiện cơ sở vật chất, vào đặc trưng thể loại của bài học, những phương tiện trực quan mà giáo viên có được, giáo viên có cách thức kết thúc bài học khác nhau. Nhưng điều quan trọng, giáo viên cần có cách kết thúc giờ học thật sinh dộng, hấp dẫn, lôi cuốn để những kiến thức văn học, văn hóa bổ ích từ đoạn trích AĐĐTCDS? sẽ còn đọng mãi trong tâm hồn các em.

Giờ đọc văn ở nhà trường bao gồm nhiều công việc, hoạt đông khác nhau theo tiến trình bài học, theo logic hoạt động nhận thức của học sinh. Mỗi công việc có một nhiệm vụ và đặc điểm riêng. Vì vậy trong hoạt động dạy học, người giáo viên phải biết cân nhắc, lựa chọn những phương pháp, phương tiện hỗ trợ phù hợp. Cần lưu ý là việc sử dụng phương tiện trực quan là để phát huy năng lực văn học và khắc sâu tri thức văn hóa cần thiết cho học sinh.

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w