Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.
- Gv dẫn dắt kết hợp với phương tiện trực quan và nêu vấn đề cần thảo luận.
- Giáo viên chia lớp ra thành 4 nhóm (theo tổ). Mỗi nhóm cùng đồng thời hoạt động trong thời gian 15 phút.
- GV Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Nhóm 1(Tổ 1): Thảo luận câu hỏi:
? Sông Hương vùng thượng lưu có mối quan hệ với dãy núi nào? Em biết được thông tin gì về dãy núi đó. Có những bài thơ, bài hát nào về dãy Trường Sơn mà em biết?
? SH được ví như thế nào? Đặc sắc của cách so sánh đó
? Những yếu tố văn hóa nào mà em chú ý trong đoạn văn này ( gợi ý: tộc người Digan, hình ảnh người mẹ văn hóa,… )?
+ Cảm nhận chung về nghệ thuật và nội dung
1. Thủy trình của sông Hương (vẻ đẹp của
SH từ góc nhìn địa lí) a. SH ở thượng nguồn
- Có quan hệ với dãy Trường Sơn, dãy núi
kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. (Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông)
- Được ví như:
+ “một bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”,“mãnh liệt qua những ghềnh thác”,
“cuộn xoáy như cơn lốc vào những dáy vực”,
“dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên”. Qua cách sử dụng những từ láy, tính từ chỉ tính chất và biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh…tác giả đã làm nổi bật đặc điểm dữ dội, sục sôi, hùng tráng và trữ tình đằm thắm của dòng chảy SH ở thượng nguồn. SH như bản trường ca bất tận của thiên nhiên.
+ Sông Hương giữa lòng Trường Sơn đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di- gan phóng khoáng và man dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Với biện pháp nhân hóa, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp đặc biệt của SH, con sông hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn. SH mang vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ .