TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 43 - 45)

Bước 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

Kiểm tra sĩ số, kiểm tra việc chuẩn bị trang thiết bị dạy học của lớp, phòng học, máy chiếu, hệ thống âm thanh, ánh sáng ...

Bước 2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra kiến thức phần tiểu dẫn và chú thích của đoạn trích AĐĐTCDS? mà giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Câu 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ở Huế, học ở Huế, phần lớn cuộc đời sống và làm việc

ở Huế nhưng quê gốc là ở Quảng Trị.

ĐÚNG SAI

Câu 2: “Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu được một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.

Câu văn sau đây được trích trong phần 2 của đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”(SGK Ngữ văn 12, tập 1):

ĐÚNG SAI

Câu 3: Chọn từ đúng để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau đây:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,…Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và ………. ”. (SGK Ngữ văn 12, tập 1)

A. tài hoa. B. uyên bác, tài hoa.

Câu 4: Chọn vị trí đúng của từ để diền vào chỗ trống trong câu văn sau đây:

Giáp mặt thành phố ở ………., sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến ………; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”.

A.Cồn Giả Viên … Cồn Hến. B. Cồn Hến ... Cồn Giả Viên

Câu 5: Nối vế bên trái với vế bên phải để có được chú thích đúng về một số địa danh văn

hóa trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

A. Kim Phụng 1. tên gọi cũ của Huế thời nhà Trần. B. Châu Hóa 2. tên gọi cũ của Huế thời chúa Nguyễn.

C. Phú Xuân 3. tên một ngôi làng phía Tây Nam kinh thành Huế, gần lăng Tự Đức. D.Vạn Niên: 4. có tên là Thương Sơn, một ngọn núi cao nhất ở phía Tây Nam thành

phố Huế.

Câu 6: Nối vế bên trái với vế bên phải để có được chú thích đúng về tác giả của những câu

thơ trong đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

A. Tản Đà 1. Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền

B. Bà Huyện Thanh

Quan 2. … Đời em theo chiếc thuyền nan xuôi dòngTrăng lên trăng đứng trăng tàn (Tiếng hát sông Hương)

C. Cao Bá Quát 3. Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn… (Chiều hôm nhớ nhà)

D. Tố Hữu 4. … Dòng sông trắng, lá cây xanh, Xuân giang, xuân thụ, cho mình nhớ ai! (Chơi Huế)

Câu 7: Từ xa xưa, sông Hương có tên gọi là:

A. Hương Giang. B. Linh Giang.

C. Đà Giang. D. Trà Giang.

Bước 3. Bài mới

- Giới thiệu bài học: Dựa vào phần tiểu dẫn, giáo viên giới thiệu ngắn gọn các ý sau: + Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và phong cách sáng tạo độc đáo của nhà văn. + Bài bút kí “AĐĐTCDS?” và vị trí đoạn trích.

+ Kết hợp với trình chiếu một số hình ảnh về Sông Hương và xứ Huế mộng mơ để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học.

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt

* HĐ1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. (GV có thể cho HS tự học, tự soạn ở nhà)

I. Tiểu dẫn

Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả

- GV: Yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày những nét chính về tác giả

- GV: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết gì về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường? + Đóng góp của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cho văn học sau 1975.

+ Đặc điểm những mẫu kí viết về Huế của HPNT.

+ Một số tác phẩm kí tiểu biểu viết về Huế - HS: Đọc SGK và trả lời theo các nội dung mà GV đã hướng dẫn trong phần chuẩn bị bài ở nhà. - HS: Dựa vào các nguồn thông tin khác nhau để trình bày.

- GV: Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên nhấn mạnh, chốt lại một số ý tiêu biểu - GV: Cung cấp thêm một số tư liệu về tác giả, tác phẩm và kết hợp trình chiếu một số hình ảnh về tác giả, cảnh sắc thiên nhiên của xứ Huế. - Học sinh chú ý quan sát, lắng nghe và tự ghi vào vở những thông tin quan trọng.

1. Tác giả: SGK

- Tiểu sử:

- Sự nghiệp sáng tác: - Phong cách nghệ thuật.

* Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn học sau 1975, đặc biệt là ở thể kí.

* Kí viết về Huế chiếm một số lượng lớn trong sáng tác của nhà văn. Những mẫu kí viết về Huế thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của nhà văn với mãnh đất giàu trầm tích văn hóa. Tô Hoài đã nhận xét: “Nếu có thể so sánh, thì tôi nghĩ rằng Sơn Nam thuộc đến ngõ nghách những sự tích xưa của Sài Gòn - Bến Nghé, tôi thì nhớ được ít nhiều tên phố, tên làng vùng Hà Nội, Hoàng Phủ Ngọc Tường thì trằm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế”.

* Những bài kí về thiên nhiên và con người xứ Huế: Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Về cây phanhxô và khẩu súng của Trường, Hoa trái quanh tôi.

Thao tác 2: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu 2. Văn bản:

? Em biết gì về xuất xứ và thể loại văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ”

? Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? ? Có thể chia đoạn trích thành mấy phần? nội dung chính của từng phần?

- HS: suy nghĩ, trả lời cá nhân.

- GV: Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên nhấn mạnh, chốt lại một số ý tiêu biểu và giới thiệu thêm về:

+ Tập bút kí.

+ Các thể kí: kí, bút kí, tùy bút. + Cách chia bố cục đoạn trích.

1984.

- Thể kí (nghiêng về tùy bút), giàu chất trữ tình, giàu lượng thông tin.

b) Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu văn bản. c) Bố cục đoạn trích: c) Bố cục đoạn trích:

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w