Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để khai thác yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS?

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 31)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để khai thác yếu tố văn hóa trong đoạn trích AĐĐTCDS?

đoạn trích AĐĐTCDS?

Có nhiều cách khác nhau để tạo ra “bầu không khí văn chương” trong mỗi tiết dạy văn. Trong đó, biện pháp xây dựng hệ thống câu hỏi và sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi ấy trong mỗi tiết học là một biện pháp cụ thể và cần thiết đem lại hiệu quả cao. Các câu hỏi được xây dựng phải đảm bảo vừa mang tính hệ thống liên tục, vừa sát hợp tác phẩm và khêu gợi hứng thú của bản thân học sinh.

Câu hỏi nêu vấn đề là “loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, không phải do từ ngoài dội vào mà là do nhu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân, và chính học sinh cũng đã có một số dữ kiện (tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng) song không thể tìm được những lời giải bằng chính những hiểu biết cũ và theo phương thức hành động cũ” (Phương pháp dạy học văn- Phan Trọng Luận). Giáo sư Phan Trọng Luận cũng đưa ra yêu cầu chung khi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi: “Câu hỏi phải sát thực với tác phẩm, phải căn cứ vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và kích thích khả năng tư duy, hứng thú của học sinh. Câu hỏi phải mang tính liên tục, phải định hướng vào mối quan hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề tổng hợp của bài học. Câu hỏi vừa sức với học sinh, phù hợp với thời lượng của bài học”.

Tiến sĩ Nguyên Viết Chữ cũng chỉ ra 6 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi khai thác nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa tác phẩm văn chương là: Câu hỏi phải đạt được mục đích kích hích sự cảm thụ của người đọc với tác phẩm; Câu hỏi phải xác định được cảm xúc và rung động thẩm mĩ có tính chất trực giác của người đọc; Việc đưa ra câu hỏi phải xác định được bức tranh nghệ thuật toàn cảnh có diện và có điểm để giờ dạy học văn có trọng tâm, những điểm sáng thẩm mĩ phải được khai thác sâu sắc hơn, khắc phục được giờ văn bàng bạc, nhạt nhẽo; Câu hỏi phải xác định sự hiểu biết của đọc theo mức độ từ dễ đến khó; Câu hỏi phải giúp cho người đọc phát hiện được hết chi tiết nghệ thuật có giá trị và toàn bộ cầu trúc tác phẩm; Mã hóa lượng thông tin một cách đơn giản, phù hợp sát thực với thể loại, nội dung cụ thể và tâm lí lứa tuổi.

Vận dụng những kiến thức lí luận nêu trên, người giáo viên có thể xây dựng một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề nhằm giúp học sinh tìm thấy giá trị văn hóa của đoạn trích:

Câu hỏi 2: Những địa danh văn hóa nào của xứ Huế được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu hỏi 3: Qua những địa danh văn hóa của cố đô Huế, em có những cảm nhận gì về dụng ý của tác giả?

Câu hỏi 4: Có những câu ca dao, đoạn thơ nào được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu hỏi 5: Cảm nhận của em khi đọc những câu ca, đoạn thơ về sông Hương? Câu hỏi 6: Những truyền thống văn hóa nào của xứ Huế được tác giả nhắc đến trong đoạn trích?

Câu hỏi 7: Theo em, đóng góp quan trọng của tác giả trong đoạn trích này là gì?

Câu hỏi 8: Yếu tố văn hóa nào trong đoạn trích gây nhiều ấn tượng trong em ? Câu hỏi 9: Qua việc đọc và học đoạn trích, cảm nhận của em về Huế?

Câu hỏi 10: Vẻ đẹp của sông Hương và nền văn hóa của xứ Huế trong đoạn trích có giá trị gì trong thời đại ngày nay?

Câu hỏi 11: Từ góc độ thi ca, tác giả đã cảm nhận về SH như thế nào? tìm dẫn chứng.

Câu hỏi 12: Em biết những nhà thơ nào khác có thơ về SH? Cảm nhận của em. Câu hỏi 13: Từ góc nhìn âm nhạc, HPNT đã cảm nhận SH như thế nào?

Câu hỏi 14: Sông Hương có mối quan hệ như thế nào với những di sản văn hóa Huế?

Câu hỏi 15: Khám phá vẻ đẹp của SH, người đọc còn thấy được vẻ đẹp truyền

thống văn hóa nào của con người xứ Huế và vùng đất cố đô?

Và GV có thể xây dựng nhiều câu hỏi khác liên quan đến hướng tiếp cận văn hóa của đoạn trích…

Việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề một cách hợp lí, sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học đoạn trích AĐĐTCDS? theo hướng tiếp cận văn hóa. Tuy nhiên, hướng tiếp cận văn hóa không phải là hướng tiếp cận duy nhất và độc tôn khi tiếp cận đoạn trích. Vì thế, người giáo viên bên cạnh việc xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận văn hóa cũng cần kết hợp với những câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài để giúp học sinh tiếp cận đoạn trích được trọn vẹn hơn.

Có thể nhận thấy, hệ thống câu hỏi mà giáo viên xây dựng trong quá trình định hướng học sinh tiếp nhận đoạn trích theo hướng tiếp cận văn hóa cũng như hệ thống câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài không phải học sinh nào cũng trả lời được. Vậy

nên giáo viên cần có sự định hướng, gợi mở, tổ chức thảo luận,…nhằm giúp các em học sinh thoải mái, tự tin hơn trong quá trình khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương.

Một phần của tài liệu skkn định hướng cho học sinh lớp 12 tiếp nhận đoạn trích “ai đã đặt tên cho dòng sông” theo hướng tiếp cận văn hóa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w