- Về nguyên nhân chủ quan
3.1. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức
pháp lý của công chức
Trong bối cảnh hiện nay - thời kỳ mà Đảng và Nhà nước tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, thì việc hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý, là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa IX đã chỉ rõ:
Hiện nay, cán bộ, đảng viên và nhân dân ta hết sức quan tâm đến cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta. Phải tăng cường về tổ chức và cơ chế, tiếp tục việc đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở [13, tr. 50].
Đội ngũ công chức nhà nước là hạt nhân của bộ máy quản lý, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có đi vào cuộc sống hay không phụ thuộc chủ yếu vào đội ngũ này. Nhận thức tầm quan trọng về công tác cán bộ đối với công tác này, ngay từ những năm đầu mới giành thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm giáo dục, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Người luôn nhắc nhở cán bộ, công chức phải thường
xuyên tu dưỡng và tự sửa mình. Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Cán bộ phải là công bộc của dân, phải cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Ai có công thì thưởng, có tội thì phạt, rất nghiêm minh.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đạt được cả về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, cũng cần phải thấy được sự tác động do mặt trái của kinh tế thị trường mang lại đối với đội ngũ cán bộ, công chức của chúng ta, dẫn đến tình trạng không ít công chức dao động, giảm sút niềm tin, nhận thức mơ hồ về chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội. Một bộ phận công chức thoái hóa biến chất về đạo đức lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của công; quan liêu, ức hiếp, gia trưởng độc đoán; có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết trong nội bộ nghiêm trọng. Về vấn đề này, Văn kiện Đại hội Đảng khóa IX đã nhận định:
Điều cần nhấn mạnh là tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân... Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên là rất nghiêm trọng. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta [13].
Từ thực trạng trên, Đại hội Đảng khóa IX đã chỉ rõ: "Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính
chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền làm giàu bất chính" [13].