Về trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 64)

- Vấn đề trách nhiệm kỷ luật của công chức lãnh đạo: Khoản 2 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2007) quy

2.1.3.Về trách nhiệm hành chính

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước ta đứng trước nhu cầu là phải xóa bỏ hệ thống pháp luật cũ xây dựng hệ thống pháp luật mới để quản lý xã hội. Vấn đề xây dựng pháp luật về trách nhiệm hành chính cũng nằm trong chủ trương đó. Một trong những văn bản có chế tài hành chính đầu tiên do nhà nước ban hành là Sắc lệnh số 20, ngày 8 tháng 9 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời. Theo quy định của Điều 2 Sắc lệnh này, thì người nào trên 8 tuổi không biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ sẽ bị phạt tiền.

Trong những năm đầu giành chính quyền và quá trình chống giặc ngoại xâm. Các quan hệ xã hội bị chi phối bởi cơ chế kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp. Những quy định về vi phạm hành chính và các hình thức, biện pháp xử lý đều theo hướng đó. Từ năm 1945 đến 1986, Nhà nước ta đã ban hành khoảng 270 văn bản liên quan đến xử phạt hành chính, các văn bản này đã đề cập tới phạm vi rộng lớn các quan hệ xã hội cần được bảo vệ bởi chế tài hành

hội, trong động viên toàn dân tích cực lao động, chiến đấu, cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố các hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Trong hệ thống các văn bản này phải kể đến một số các văn bản quy định về chế tài hành chính khá tốt, như: Điều lệ xử phạt vi cảnh ban hành kèm theo Nghị định số 143/CP ngày 27/5/1977 của Hội đồng Chính phủ, Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc xử lý bằng các biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Nhưng nhìn chung các chế tài hành chính chỉ được quy định trong các văn bản đơn hành do nhiều cơ quan nhà nước khác nhau ban hành.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986), với tư tưởng đổi mới xóa bỏ tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội đã tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển của xã hội ta. Vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời là một yếu tố cơ bản của quá trình dân chủ hóa. Trong điều kiện mới, việc xác định hành vi nào là vi phạm hành chính, các hình thức, biện pháp và thủ tục xử lý đối với chúng có ý nghĩa rất quan trọng để tạo lập kỷ cương, trật tự, bảo đảm dân chủ và giải phóng mọi tiềm năng xã hội.

Kể từ năm 1986 đến nay, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua ba Pháp lệnh quan trọng liên quan đến trách nhiệm hành chính, đó là Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2006, năm 2008). Đây là những văn bản quy phạm mang tính cơ sở, quy định tương đối toàn diện các vấn đề về trách nhiệm hành chính như: Cơ sở của trách nhiệm hành chính, các hình thức, biện pháp trách nhiệm hành chính, thủ tục xử phạt hành chính. Trên cơ sở các văn bản này, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành khoảng trên 40 nghị định của Chính phủ (bao gồm cả nghị

định sửa đổi bổ sung) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước: an ninh, trật tự an toàn xã hội, kế toán, thống kê, hải quan, y tế, thuế, hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội, giao thông đường bộ, nghĩa vụ quân sự, chứng khoán và thị trường chứng khoán,...

Trong các văn bản nêu trên, lần đầu tiên Chính phủ có một văn bản ở tầm nghị định quy định riêng về các biện pháp xử lý đối với cán bộ, công chức nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma túy, cờ bạc và say rượu bê tha (số 53-CP ngày 28/6/1994). Quá trình phát triển, để phù hợp tình hình thực tế, ngày 14/3/2003 ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh phòng chống mại dâm. Trong đó quy định trách nhiệm hành chính tăng nặng đối với công chức khi có cùng hành vi vi phạm như dân thường.

Mại dâm, ma túy, cờ bạc và say rượu bê tha là các tệ nạn xã hội, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc, ảnh hưởng rất xấu đến đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân và trật tự, trị an xã hội cho nên cần phải xử phạt hành chính và xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những người có liên quan đến các tệ nạn trên. Do đó, để giữ vững kỷ cương trong quản lý nhà nước, việc quy định trách nhiệm hành chính đối với công chức trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

Nhìn tổng quát về chế định trách nhiệm hành chính, như đã trình bày ở trên, đó là một hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển mới của xã hội nước ta và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chế định trách nhiệm hành chính nói chung, của công chức nói riêng còn bộc lộ những tồn tại sau đây:

Thứ nhất, trong hệ thống các biện pháp trách nhiệm hành chính việc

dụng quá mức hình thức phạt tiền có hai nhược điểm về mặt lý luận và thực tiễn. Đó là một mặt, người ta không thể đặt ra mức phạt tiền cao vô hạn, vì điều đó trái với nguyên tắc ngang bằng giữa vi phạm hành chính và biện pháp xử lý. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, tất yếu xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. Định ra mức phạt tiền dù ở mức nào cũng có thể đưa đến hai mặt trái ngược nhau. Đối với người nghèo, phạt tiền có tác động mạnh, nhưng cũng có những trường hợp họ không đủ khả năng nộp phạt. Trái lại, đối với người giàu nhiều khi mức phạt tiền cao cũng không có tác dụng hoặc ít tác dụng.

Thứ hai, công tác xây dựng văn bản quy định việc xử phạt vi phạm

hành chính trên các lĩnh vực còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội trong điều kiện hiện nay. Ngoài Nghị định 53-CP năm 1994 về các biện pháp xử lý đối với cán bộ, công chức nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma túy, cờ bạc và say rượu bê tha, hiện nay hầu hết trong các văn bản quy về xử lý vi phạm hành chính còn thiếu vắng quy định trách nhiệm tăng nặng đối với công chức khi có cùng hành vi vi phạm hành chính như dân thường mặc dù các Pháp lệnh về vi phạm hành chính đều có quy định việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm là một trong những tình tiết tăng nặng; thiếu các quy định về việc kết hợp các các biện pháp trách nhiệm xã hội với biện pháp trách nhiệm hành chính. Đáng lẽ ra, khi quy định về từng loại hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý đối với chúng, cần bổ sung một khung hình phạt riêng đối với đối tượng vi phạm là công chức trong những loại hành vi mà công chức có thể thực hiện.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 64)