Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải khắc phục những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 92)

- Về nguyên nhân chủ quan

3.1.2.Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải khắc phục những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực

phục những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

Qua phân tích tại chương 2 về thực trạng quy định pháp luật, thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, cho thấy còn nhiều tồn tại cần sớm được khắc phục, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, với đầu ra là 7 chương trình hành động cụ thể, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về mặt thực tiễn quản lý, hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng bộ và hoàn chỉnh, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương kỷ luật còn lỏng lẻo. Một bộ phận những người có trách nhiệm giữ gìn pháp luật lại chính là những người làm sai pháp luật. Các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ và còn có những sơ hở thiếu sót tạo ra cơ hội cho những hành vi tham nhũng phát sinh, phát triển. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế còn lỏng lẻo, thiếu sót; vai trò kiểm soát của nhà nước còn nhiều hạn chế và kém hiệu lực. Công tác đấu tranh chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu đề ra, việc phát hiện hành vi tham nhũng đạt tỷ lệ thấp, bên cạnh đó, công tác điều tra xử lý các hành vi tham nhũng thiếu kiên quyết và chưa triệt để nên không phát huy được tác dụng trừng trị, ngăn ngừa.

Hiện nay, vấn đề tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vẫn được coi là khâu yếu của bộ máy quản lý dẫn đến tình trạng chủ trương chính sách đổi mới chậm đi vào cuộc sống hoặc không được đưa vào cuộc sống một cách đầy đủ, làm cho tiềm năng của dân chậm phát huy, gây cho người dân và doanh nghiệp tâm lý bất an, thiếu tin tưởng vào Chính phủ.

Điều đáng lo ngại là nhiều công chức không nắm vững quy định pháp luật. Nhiều cuộc phổ biến, học tập văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương chỉ có cán bộ, chuyên viên cấp dưới đi dự và ít khi đầy đủ, còn cán bộ cấp lãnh đạo cấp sở, ban, ngành rất ít khi có mặt nên đã có nhiều vụ việc lãnh đạo địa phương giải quyết sai, thậm chí là trái pháp luật. Theo chúng tôi, vấn đề đặt ra cho thấy ý thức quản lý điều hành bằng pháp luật chưa thấm sâu vào nhận thức và hành động của công chức.

Quá trình thi hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 vừa qua cho thấy, một số bộ, ngành và địa phương lúng túng trong công tác quản lý, chưa thực hiện tốt chức năng hướng dẫn, thông tin và kiểm tra, giám sát doanh nghiệp.

Có trường hợp do quy hoạch đã lạc hậu, cứng nhắc đã cản trở doanh nghiệp mới ra đời hoặc mở rộng đầu tư. Có những trường hợp do không kiểm soát được hành vi gian lận của một số doanh nghiệp đã đặt ra những quy định gò bó, phức tạp, trói buộc tất cả các doanh nghiệp khác làm ăn đứng đắn, đúng pháp luật. Không ít cán bộ, công chức hoặc do tư duy, năng lực yếu kém, hoặc do lợi ích cá nhân, cục bộ đã gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Kết quả tổ chức thực hiện các văn bản thấp do kỷ luật, kỷ cương hành chính không nghiêm, tình trạng "trên nói, dưới không nghe" chưa ngăn chặn được. Do đó, cải cách hành chính phải được đẩy mạnh hơn nữa.

Thực tế, trách nhiệm cá nhân thường không rõ. Theo cơ chế hiện hành, cán bộ chủ trì công việc thường dựa vào việc xin ý kiến lãnh đạo hoặc lấy ý kiến tập thể để né tránh trách nhiệm cá nhân, nhằm bảo đảm an toàn cho mình. Ngược lại, có những trường hợp tuy có thảo luận, bàn bạc tập thể nhưng quyết định lại là một cá nhân. Trong những trường hợp như thế, nếu sai sót cũng không vạch ra được trách nhiệm cá nhân.

Gần đây, đã có vụ việc gây thêm khó khăn, phiền hà cho dân và doanh nghiệp nhưng khi nhận sai sót và đề ra giải pháp sửa chữa thường không nói đến trách nhiệm của người ký văn bản ban hành những quy định đi ngược tư duy đổi mới, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, càng không thấy nói đến trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản sai trái, cả trách nhiệm kỷ luật cũng như trách nhiệm vật chất. Ví dụ: việc cắm biển hạn chế tốc độ không hợp lý trên nhiều quốc lộ đã gây tổn hại nhiều tiền bạc của dân và doanh nghiệp.

Để khắc phục vấn đề này, việc nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân là cần thiết nhưng phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của công chức, đặc biệt là công chức lãnh đạo.

Trong những năm gần đây, vai trò của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng có những đóng góp tích cực trong việc phát hiện, đấu tranh

bộ và thường xuyên, việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức pháp luật nhằm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng hiệu quả chưa cao.

Như chúng ta đã biết, hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của công chức trong các công sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa nhà nước với nhân dân, do đó, Chính phủ cũng cần thiết phải sớm hoàn chỉnh quy chế hoạt động công vụ. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính ở nước ta do Đảng đề xướng.

Hiện nay chúng ta đã có một cơ quan xét xử độc lập chuyên trách là Tòa án hành chính đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của công chức nhà nước, song hoạt động của nó chưa mang lại kết quả như mong muốn. Đội ngũ thẩm phán hành chính còn non yếu về mặt nghiệp vụ, ít am hiểu về lĩnh vực hoạt động quản lý nhà nước. Những quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, rất khó cho việc áp dụng vào giải quyết các vụ án hành chính (trong đó có cả những khiếu kiện của công chức về quyết định kỷ luật buộc thôi việc). Do đó, khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình xét xử để bảo đảm cho các bên kiện được bình đẳng trước pháp luật, trước một cơ quan xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, và bảo đảm cho việc xét xử thật sự khách quan, công bằng, dân chủ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 92)