Trách nhiệm đạo đức là loại hình trách nhiệm xã hội có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong hoạt động quản lý Đặc biệt là đối vớ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 31)

trọng trong đời sống xã hội, trong hoạt động quản lý. Đặc biệt là đối với những nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Đó là sự tự vấn lương tâm, sự lên án của xã hội, cộng đồng dân cư đối với người vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội. Sự tha hóa đạo đức của đội ngũ công chức sẽ làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất chú trọng đến việc giữ gìn và xây dựng đạo đức cách mạng trong đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức nhà nước.

Cơ sở của trách nhiệm đạo đức là vi phạm các quy tắc chuẩn mực đạo đức xã hội. Những quy tắc chuẩn mực này có thể thành văn hoặc không thành văn. Do đó, ở góc độ này việc vi phạm đạo đức có thể áp dụng trách nhiệm chính trị - pháp lý, còn ở góc độ khác việc vi phạm có thể áp dụng biện pháp lên án xã hội.

Nét đặc thù của trách nhiệm đạo đức ở chỗ chức năng của nó chỉ ảnh hưởng đến tâm lý nội tâm của người vi phạm, có nghĩa là ảnh hưởng đến lương tâm, danh dự và niềm tin. Các biện pháp trách nhiệm đạo đức là sự lên án của xã hội đối với người vi phạm, sự ăn năn hối lỗi của người vi phạm.

Chủ thể áp dụng trách nhiệm đạo đức là cá nhân, tổ chức khác nhau trong xã hội. Việc lên án của xã hội đối với những hành vi vi phạm đạo đức của công chức được diễn ra tại cơ quan, tổ chức nơi người công chức làm việc, sinh hoạt hoặc bà con khối xóm thuộc cộng đồng dân cư nơi người công chức vi phạm cư trú.

Tóm lại, vai trò của dư luận xã hội rất to lớn đối với việc giáo dục con người, ngăn chặn các hành vi vi phạm không chỉ là những quy tắc đạo đức mà còn là những quy phạm pháp luật. Dư luận xã hội sẽ tác động hiệu quả hơn nếu ta biết áp dụng rộng rãi. Bởi vậy, chúng ta cần phải xem đó là một biện pháp cần thiết khi thường xuyên thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hiện tượng tiêu cực của công chức như cửa quyền, hách dịch, quan liêu, gian lận, không trung thực giữa lời nói và việc làm đồng thời với các biện pháp xử lý nghiêm của cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)