- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức
1.2.1. Trách nhiệm kỷ luật của công chức
Trách nhiệm kỷ luật là hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng với công chức nhà nước thực hiện vi phạm kỷ luật, tức là những người có hành vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm nghĩa vụ phục vụ, gây tổn hại cho trật tự pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước.
Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật. Đó là những hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ (các nghĩa vụ - các điều 8, 9, 10, các điều cấm - gồm các điều 18, 19, 20 của Luật cán bộ, công chức và các quy định tại các văn bản pháp luật khác), do công chức thực hiện mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 2 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP và Thông tư số 03/2006/TT-BNV). Vi phạm đó có thể là việc công chức không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, sai lệch nghĩa vụ được giao phó.
ý kiến của một số tác giả cho rằng, chỉ luật hành chính điều chỉnh vấn đề trách nhiệm kỷ luật là không đúng. Chế định kỷ luật là một chế định pháp lý phức tạp bao gồm những qui phạm luật hành chính cũng như luật lao động. Tính đặc thù của trách nhiệm kỷ luật thể hiện ở chỗ người bị kỷ luật có sự phụ thuộc về mặt tổ chức trong quan hệ với người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền ra quyết định kỷ luật đối với nhân viên của mình khi anh ta có hành vi vi phạm kỷ luật. Việc ấn định trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện thẩm quyền trong quan hệ nội bộ trong mỗi cơ quan, tổ chức. Xử lý kỷ luật luôn luôn do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với người vi phạm là nhân viên cơ quan, tổ chức đó. Do đó, trách nhiệm kỷ luật là một dạng trách nhiệm pháp lý đặc biệt.
Mặt khác, cần lưu ý trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm kỷ luật. Đó là trường hợp mà giữa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng với đối tượng bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật không có quan hệ trực thuộc về tổ chức, mà chỉ là trực thuộc dưới khía cạnh nào đó về mặt hành chính. Ví dụ, trách nhiệm
Những người có chức vụ hay các công chức ở những nghề nghiệp riêng biệt, khi vi phạm các quy tắc đạo đức và danh dự nghề nghiệp dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, của ngành nghề, cũng có thể bị xử lý kỷ luật (ví dụ: Hải quan, giáo viên, bác sĩ, kiểm sát viên có hành động không văn hóa v.v...). ở đây không cần tính đến yếu tố địa điểm và thời gian vi phạm. Có thể những hành vi vi phạm đạo đức, danh dự nghề nghiệp đó được thực hiện ngoài phạm vi cơ quan nhà nước, ngoài giờ làm việc, ở địa phương hay ở bất kỳ địa điểm nào khác, nhưng người vi phạm vẫn có thể bị xử lý kỷ luật. Do đó, trách nhiệm kỷ luật không chỉ được áp dụng đối với những vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm hoạt động công vụ. Nếu nói nhiệm vụ của các chế tài kỷ luật chỉ là bảo vệ những quan hệ lao động là đã thu hẹp một cách không có cơ sở những khả năng của trách nhiệm kỷ luật.
Khác với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm pháp lý khác (hình sự, hành chính, vật chất) đối với một công chức thực hiện một vi phạm, nếu hành vi vi phạm kỷ luật đó đồng thời là hành vi phạm tội hoặc vi phạm hành chính hoặc gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước hoặc công dân. Đây chính là đặc trưng của trách nhiệm kỷ luật và đó cũng là đặc trưng quan trọng của trách nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ. Vấn đề này xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạt động công vụ và cũng là một khía cạnh thể hiện nguyên tắc tăng nặng của trách nhiệm pháp lý của công chức.
Cũng giống như trách nhiệm hình sự, hành chính, trách nhiệm kỷ luật có thể được áp dụng kèm với nó là trách nhiệm vật chất, nếu các hành vi vi phạm kỷ luật, hành chính hay hình sự gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, được quy định trong Nghị định 118/2006/NĐ-CP về xử lý trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức.