Trách nhiệm hình sự của công chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 37)

- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức

1.2.2. Trách nhiệm hình sự của công chức

Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Tính nghiêm khắc của trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người phải chịu trách nhiệm hình sự là người bị kết án, bị coi là có tội, có án tích và có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền cơ bản của con người như quyền tự do, các quyền về chính trị, về tài sản... thậm chí cả quyền được sống.

Công chức trước hết là một công dân, khi phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự như bất kỳ công dân nào khác, ví dụ, công chức đi trộm cắp cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp. Đồng thời trong khi thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó mà phạm tội, đặc biệt là lợi dụng chức vụ quyền hạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của Nhà nước đối với người phạm tội, tức là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự và có lỗi. Do đó, tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự; ở đâu có tội phạm thì ở đó có trách nhiệm hình sự, không có tội phạm thì không có trách nhiệm hình sự. Vì vậy, một công chức chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi công chức đó đã thực hiện một hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được luật hình sự quy định.

Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện vi phạm kỷ luật công vụ, đối với một số loại công chức, là vi phạm các qui tắc đạo đức, làm ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Còn cơ sở của trách nhiệm hình sự của công chức là việc thực hiện tội phạm trong hoạt động công vụ hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính. Ngoài một số điều như đã dẫn chứng ở phần trách nhiệm hành chính, Bộ luật hình sự năm 1999 còn dành một chương riêng quy định về vấn đề này (chương các tội phạm về chức vụ).

Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi có người vi phạm. Còn chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là Tòa án (cơ

quan xét xử). Giữa người có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự với công chức vi phạm không có quan hệ trực thuộc nhau về mặt tổ chức.

Xét về hình thức trách nhiệm, trách nhiệm hình sự mang tính trừng phạt nặng hơn so với hình thức trách nhiệm kỷ luật. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Còn trách nhiệm kỷ luật áp dụng theo trình tự hành chính.

Như vậy, trách nhiệm hình sự là hình thức cưỡng chế bên ngoài quan hệ công vụ, còn trách nhiệm kỷ luật là hình thức cưỡng chế trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước nhất định hoặc trong hệ thống của chúng, nghĩa là có sự trực thuộc về mặt tổ chức. Tuy nhiên, hai loại trách nhiệm trên có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do vi phạm kỷ luật gây ra mà có thể có sự chuyển hóa từ trách nhiệm kỷ luật sang trách nhiệm hình sự.

Bộ luật hình sự (năm 1999) quy định 25 tội có dấu hiệu đã bị xử lý kỷ luật là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công chức (người có chức vụ), gồm các điều: 125, 129, 149, 165, 166, 170, 174, 176, 177, 178, 210, 211, 214, 215, 217, 224, 225, 226, 241, 242, 278, 279, 280, 283, 291.

Ngược lại, một công chức vi phạm hình sự có thể đồng thời với bản án của tòa án tuyên, còn bị cơ quan quản lý thi hành kỷ luật, ví dụ: Điều 25 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP quy định: "Hình thức buộc thôi việc áp dụng đối với công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù giam", hoặc bị chính tòa án tuyên kèm theo với hình phạt chính những biện pháp tư pháp đặc biệt có tính chất như trách nhiệm kỷ luật, ví dụ: cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định.

Giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo quy định của Bộ Luật hình sự (năm 1999) (các điều: 125, 129, 166, 170, 177, 178, 211, 214, 215, 217, 224, 225, 226, 241, 242, 243) có 16 loại tội phạm lấy căn cứ đã bị xử phạt hành chính là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều đó cho thấy giữa vi phạm hành chính và tội phạm của công chức có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống các tội phạm về chức vụ đang là một trong những vấn đề cấp thiết của Đảng và Nhà nước ta nhằm củng cố bộ máy nhà nước, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, khôi phục lòng tin, uy tín của Đảng và Nhà nước trước toàn thể nhân dân lao động.

Thực tế đã chỉ ra, các tội phạm về chức vụ không chỉ gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, mà còn là nguồn gốc sinh ra các tội phạm khác làm phá vỡ trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Nghiêm trọng hơn, các tội phạm về chức vụ gây mất niềm tin của nhân dân lao động đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Đảng ta là Đảng cầm quyền. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự (năm 1999) đã dành trọn chương XXI của Bộ luật để qui định tội phạm về chức vụ. Các tội phạm về chức vụ qui định trong chương này là các tội phạm có tính chất bao trùm đối với mọi hành vi phạm tội xảy ra ở các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội và được thực hiện bởi người có chức vụ.

Điều 277 Bộ luật hình sự qui định:

Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.

Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Công chức nhà nước với tư cách là chủ thể của các tội phạm về chức vụ không những phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi công dân khác khi vi phạm những điều luật cấm, mà còn phải chịu trách nhiệm với tư cách là người có chức vụ. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc đảm bảo nguyên tắc

nghĩa, tăng cường trách nhiệm của công chức, giúp cho mọi người nhận thức được rằng luật không loại trừ một ai nếu có vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý, và người nào có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng cao. Thực ra, đây cũng là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc công bằng, cũng là đặc điểm cần phải có của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

Nghiên cứu các quy định về tội phạm có chức vụ, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này như sau:

Thứ nhất, khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức

vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hành vi phạm tội trong tội phạm về chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức nhà nước trước xã hội, trước công dân. Việc bảo đảm cho bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội hoạt động đúng đắn đáp ứng được lợi ích nói trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự.

Với mục đích bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng đắn và đồng bộ, Nhà nước đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành, của từng loại cán bộ, công chức nhà nước. Việc một số cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước và do đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện, trong đó

yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm là tình tiết tăng nặng để xác định khung hình phạt. Mặt khác, người có chức vụ là chủ thể đặc biệt trong chương tội phạm có chức vụ. Chính vì vậy, khung hình phạt đối với các tội về chức vụ đều thể hiện nguyên tắc này.

Thứ ba, tội phạm được thực hiện trong khi thực hiện công vụ.

Trong Bộ luật hình sự có một số tội không thỏa mãn đặc điểm trên như tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290), tội lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn (Điều 291) nhưng vẫn được nhà làm luật cho vào chương tội phạm có chức vụ. Bởi lẽ, các hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ tới hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn và khách thể của các tội phạm này cũng ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức nhà nước. Các tội phạm này luôn luôn gắn với việc thực hiện công vụ của một người nào đó và vì vậy bao giờ cũng xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội [44, tr. 663-669].

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)