Các quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 96)

- Về nguyên nhân chủ quan

3.2. Các quan điểm cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức

lý của công chức

nói chung và trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng, đồng thời căn cứ thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý của công chức ở nước ta hiện nay, vấn đề hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức cần đáp ứng các mục tiêu cơ bản sau đây:

Một là, thể chế hóa được đường lối đổi mới của Đảng về cải cách

hành chính nói chung, cải cách công chức, công vụ nói riêng, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước; tăng cường quyền chủ động của công chức trong thi hành công vụ; đồng thời đề cao trách nhiệm của họ trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại. Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Hai là, đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hệ thống pháp luật về trách nhiệm của công chức (kỷ luật, vật chất, hành chính, hình sự) đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới, bảo đảm được tính đồng bộ, tính thống nhất, tính thứ bậc chặt chẽ của hệ thống pháp luật về trách nhiệm pháp lý. Bảo đảm nguyên tắc công chức trong bộ máy nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

Ba là, gắn kết được với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về công

chức, công vụ, công tác chỉnh đốn, xây dựng Đảng và việc thực hiện Quy chế dân chủ. Quá trình hoàn thiện phải kết hợp tính dân tộc với tính thời đại, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm pháp luật của công chức ở một số nước trên thế giới và trong khu vực, trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu của khoa học luật hành chính, hình sự, dân sự và luật lao động ở nước ta. Phân biệt rõ công chức hành chính với viên chức sự nghiệp và những cán bộ làm trong các tổ chức chính trị, chính trị xã

hội. Xây dựng một đội ngũ công chức trung thành, mẫn cán, tận tụy, chuyên nghiệp, hiện đại, có phẩm chất đạo đức cách mạng.

Bốn là, thể hiện được tinh thần chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu

tranh chống vi phạm pháp luật của công chức, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi công dân trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật của công chức. Kế thừa và phát triển những bài học đấu tranh chống và phòng ngừa vi phạm pháp luật nói chung, công chức nói riêng ở nước ta trong những năm vừa qua và có dự kiến tình hình, diễn biến của vi phạm pháp luật trong thời gian tới. Mọi vi phạm pháp luật của công chức được phát hiện và kịp thời xử lý nghiêm minh, không phân biệt chức vụ và địa vị công tác. Tạo điều kiện cho công chức tham gia các hoạt động của cơ quan chức năng trong quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật của công chức. Bảo đảm quyền được bào chữa của công chức vi phạm.

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần thiết phải hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức cả về mặt thể chế lẫn tổ chức thực hiện theo hướng sau đây:

1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về công chức và hoạt động công vụ. Nền công vụ phải bảo đảm được nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền "công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép".

2. Bên cạnh việc đổi mới các quy định pháp luật nhằm củng cố và tăng cường hoạt động quản lý vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, cần thiết phải tăng cường củng cố quyền hạn và trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các đối tượng quản lý để kịp thời phát hiện tiêu cực trong

lĩnh vực này có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm sức mạnh của Nhà nước, uy tín của các cơ quan nhà nước và của đội ngũ công chức nhà nước trong thực thi công vụ.

Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với việc tăng cường sự quản lý vĩ mô của các cơ quan nhà nước là sự quy định chặt chẽ và rành mạch về mặt pháp luật trách nhiệm của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội và thực thi công vụ. Trách nhiệm của từng cơ quan, của từng loại công chức phải được quy định chặt chẽ bằng các quy định pháp luật. Việc đề cao trách nhiệm cụ thể của cơ quan nhà nước, của công chức nhà nước, đặc biệt là người có chức vụ, lấy đó làm cơ sở đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực và phẩm chất của công chức trong bộ máy nhà nước và để "truy cứu trách nhiệm" khi cần thiết là một trong những phương hướng cần được ưu tiên trong việc hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Do đó, trong lĩnh vực công chức, công vụ cần được hoàn thiện theo hướng sử dụng người "hiền tài", chuyên nghiệp và củng cố trách nhiệm để nhanh chóng hình thành được đội ngũ công chức thực sự mẫn cán, có phẩm chất đạo đức tốt, thạo việc, chuyên nghiệp, công tâm, có năng lực, trách nhiệm để thực thi công vụ. Xác lập trật tự kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy công quyền. Trừng trị công khai và nghiêm minh những kẻ phạm tội và những người bao che, tiếp tay cho những hành vi phạm tội trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề thiết thực có ý nghĩa sống còn đối với Nhà nước và chế độ ta.

3. Nâng cao ý thức pháp luật và đạo đức công vụ của công chức thông qua việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, đạo đức của công chức trong hoạt động công vụ, đào tạo, bồi dưỡng, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ, công chức, hiện đại hóa nền hành chính.

Đồng thời, kết hợp tốt các biện pháp trách nhiệm pháp lý của công chức với các biện pháp trách nhiệm xã hội trong xử lý công chức vi phạm pháp luật.

Công chức nhà nước, nhất là công chức lãnh đạo nếu không giữ nghiêm kỷ luật thì không thể có một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiện đại hóa. Do đó, cần thiết phải xây dựng cơ chế phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng việc công để nhũng nhiễu, phiền hà gây bất bình cho nhân dân. Trong xử lý công chức vi phạm, pháp luật phải định rõ quy trình thủ tục xem xét, xử lý công chức vi phạm, đồng thời phải có quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình giải quyết các vi phạm của công chức. Định rõ nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp trong sự vận hành bộ máy hành chính. Quy định cụ thể và rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm cá nhân công chức trong khi thi hành công vụ. Việc xử lý công chức vi phạm phải đi liền với việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công chức.

4. Tăng cường trách nhiệm pháp lý của công chức gắn với việc sửa đổi bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ, công chức, các quy định về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức cho phù hợp với từng loại đối tượng. Xác lập cơ chế quản lý cán bộ, công chức phù hợp với hệ thống phân loại cán bộ, công chức. Cơ cấu lại cán bộ, công chức theo yêu cầu nâng cao chất lượng về phẩm chất và năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc có liên quan đến xét duyệt, triển khai các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản, đất đai, nhà ở, quản lý tiền tệ và thi hành pháp luật. Quy chế hóa quy trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước theo hướng mỗi việc phải có một tổ chức, một cá nhân chịu trách nhiệm, việc nào chưa thể giao tách bạch cho một cơ quan thì phải quy định cơ quan chủ trì kèm theo quy chế phối hợp. Đề cao trách nhiệm cá nhân của công chức từ các quy định cụ thể, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính. Thực hiện có kết quả

chương trình hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)