- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức
1.2.4. Trách nhiệm vật chất của công chức
Trách nhiệm vật chất của công chức là một hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với công chức khi thực hiện các hành vi gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, gồm: 1) "Bồi thường" cho Nhà nước vì đã có hành vi làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước; 2) "Hoàn trả" cho Nhà nước (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho công dân thiệt hại về tài sản do công chức đó gây ra khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong
Việc hoàn trả bồi thường thiệt hại của công chức cho cơ quan được tiến hành theo phương thức sau: Cán bộ, công chức gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có thẩm quyền (khoản 3 Điều 3 Nghị định 118/2006/NĐ-CP).
Cũng như trách nhiệm kỷ luật, chủ thể áp dụng trách nhiệm vật chất là thủ trưởng cơ quan nhà nước quản lý công chức vi phạm sau khi có ý kiến của Hội đồng xét giải quyết việc bồi thường thiệt hại (Điều 12, Nghị định số 118/2006/NĐ-CP); đồng thời việc áp dụng dạng trách nhiệm này cũng được tiến hành theo thủ tục hành chính. Điều đó có nghĩa về thẩm quyền xử lý chỉ trừ những trường hợp thuộc quyền xét xử của Tòa án, còn lại tất cả các vụ thiệt hại thông thường xảy ra trong quá trình hoạt động công vụ đều do công chức bồi thường hoặc hoàn trả cho cơ quan quản lý sử dụng mình. Quyết định bồi thường có hiệu lực thi hành ngay từ khi công bố, những người phạm lỗi có quyền gửi đơn khiếu nại lên cấp trên (Điều 4 Nghị định số 118/2006-NĐ- CP).
Giữa trách nhiệm vật chất và trách nhiệm pháp lý khác có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng thường được áp dụng đồng thời trong các trường hợp vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại về tài sản cho Nhà nước.
Tuy nhiên, khi bàn về trách nhiệm vật chất của công chức trong nhà nước pháp quyền, thì cũng nên lưu ý rằng, về nguyên tắc nhà nước, công chức, công dân đều bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm qua lại. Điều này còn có nghĩa nếu Nhà nước gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho công chức thì cũng phải bồi thường. Pháp luật thời kỳ trước đây hầu như bỏ qua việc này. Tại khoản 4, 5 Điều 39 Pháp lệnh Cán bộ công chức năm 1998, sửa đổi, bổ sung
năm 2003 có nhắc đến việc cán bộ công chức làm mất mát hư hỏng tài sản thì phải bồi hoàn, nhưng còn rất chung, không cụ thể, thực chất khó thực hiện. Do đó đến khi Luật cán bộ, công chức ra đời đã bổ quy định trên của Pháp lệnh.
Tóm lại, từ những phân tích ở trên cho thấy giữa các hình thức trách nhiệm pháp lý của công chức vừa có những điểm chung, vừa có những nét khác biệt nhau, đồng thời lại có sự liên hệ mật thiết và gắn kết với nhau hoặc chuyển hóa cho nhau. Nhận thức đúng đắn những vấn đề trên, là điều kiện cần thiết để lựa chọn hợp lý biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động công vụ, tránh trường hợp chỉ "xử lý nội bộ" (kỷ luật) tràn lan. Sự nhận thức đó cũng cho phép phối hợp tốt các biện pháp tác động trong những trường hợp vi phạm pháp luật nhất định.