- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức
1.3.2. Các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong việc xác định và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công chức
nghĩa trong việc xác định và áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công chức
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, thì trách nhiệm pháp lý của công chức phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Một là, xuất phát từ quan điểm "dân là gốc" Đảng và Nhà nước ta đã
xác định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là chủ yếu. Xuất phát từ bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các cơ quan nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; đòi hỏi công chức nhà nước thực thi công vụ với trách nhiệm cao, đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Mọi hành vi thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thi hành công vụ, đặc biệt là tệ quan liêu, cửa quyền, lạm quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn, cục bộ, địa phương bản vị, mất đoàn kết và vì lợi ích cá nhân đều phải được phát hiện và nghiêm trị.
Hai là, đặc trưng về sự bình đẳng giữa Nhà nước với công dân về quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm đặt ra yêu cầu người công chức (người đại diện cho cơ quan nhà nước) cũng như công dân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Công chức với tư cách là chủ thể vi phạm pháp luật không phải là tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ các biện pháp trách nhiệm mà còn phải là tình tiết tăng nặng để áp dụng biện pháp trách nhiệm nghiêm khắc hơn so với công dân bình thường khi cùng thực hiện một hành vi vi phạm. Hay nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền, trách nhiệm pháp lý của công chức phải bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa công chức và công dân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Ba là, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là vấn đề trung tâm của nhà nước pháp quyền. Công chức là người thay mặt nhà nước trong quan hệ với dân. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với trách nhiệm pháp lý của công chức là phải đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và sách nhiễu dân của đội ngũ công chức nhà nước.
Bốn là, nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước có hệ
thống pháp luật hoàn thiện, bởi vì nhà nước pháp quyền phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật phải có tính pháp lý cao, tức là phải thật sự khách quan, là đại lượng phổ biến và công bằng nhất. Để làm được điều đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đồng bộ các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, bao gồm trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất cả về nội dung lẫn thủ tục, với những quy định rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ thực hiện. Đồng thời phải xây dựng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật của công chức; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những công chức thoái hóa biến chất, sách nhiễu dân và thay thế kịp thời những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Năm là, dân chủ là bản chất của nhà nước pháp quyền. Do đó, yêu cầu
về dân chủ cũng được đặt ra đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định trách nhiệm pháp lý của công chức. Pháp luật cần phải tạo ra cơ chế hữu hiệu để người dân, mọi công chức nhà nước được tham gia đóng góp hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, giám sát quá trình xử lý các vi phạm của công chức, khuyến khích người dân, công
bảo vệ người tố giác, nghiêm trị các hành vi trù dập, bao che, chống đối người tố giác, công chức vi phạm có quyền được bào chữa trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sáu là, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải thấm vào máu thịt
mỗi công chức và công dân, phải được thi hành một cách nghiêm minh, triệt để. Do đó, vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý là không những phải hiểu biết pháp luật, có ý thức pháp luật cao, mà còn phải có tinh thần tôn trọng, chấp hành "vô điều kiện" các quy định của pháp luật như "thần linh pháp quyền", tức là phải có văn hóa pháp lý cao. Trình độ văn hóa pháp lý cao, trong đó có sự hiểu biết pháp luật nói chung, trách nhiệm pháp lý nói riêng sẽ là tín hiệu chỉ đường cho các đối tượng này trong việc áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật. ý thức pháp luật cao cùng với tinh thần tôn trọng pháp luật sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm pháp luật khi các công chức áp dụng pháp luật trong thi hành công vụ. Vì vậy, trong điều kiện nhà nước pháp quyền một yêu cầu đặt ra là cần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý nói chung, đồng thời đặc biệt quan trọng là trình độ văn hóa pháp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói riêng.
Bảy là, tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của pháp luật trong nhà
nước pháp quyền không chỉ thể hiện về mặt nội dung, thủ tục và mà quan trọng hơn là trong các hành động cụ thể của công chức trong quá trình thực hiện pháp luật (trong đó có quá trình áp dụng pháp luật). Đây là "nhà nước pháp quyền trong thực tiễn" - là đặc điểm, cũng là yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trở thành hiện thực hay không phần nhiều phụ thuộc vào yêu cầu này, tức là phụ thuộc mỗi công chức trong thực thi công vụ có làm cho pháp luật thực sự có tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận cho mọi người dân và mọi cơ quan, tổ chức hay không. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý
của công chức trong quá trình thực hiện công vụ, thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ với công dân, các cơ quan, tổ chức.
Tám là, xuất phát từ bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, một yêu cầu đặt ra với trách nhiệm pháp lý của công chức là việc kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong xử lý công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Đây cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, đồng thời chỉ đạo việc xem xét, xử lý các vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý không chỉ mang tính trừng phạt mà phải mang tính giáo dục cao đối với người công chức vi phạm. Mọi vi phạm pháp luật của công chức phải được xem xét thấu tình, đạt lý. Có như vậy mới tạo động lực chung cho sự phát triển xã hội, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Kết luận chương 1
Trách nhiệm pháp lý của công chức là một dạng trách nhiệm xã hội. Dưới giác độ tiêu cực, trách nhiệm pháp lý của công chức là hậu quả pháp lý bất lợi phát sinh từ phía nhà nước đối với người công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, nghiên cứu trách nhiệm pháp lý của công chức không thể không xem xét dưới giác độ lý luận một số vấn đề về công vụ, công chức và các yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với trách nhiệm pháp lý của công chức ở nước ta hiện nay.
Sự khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý của công chức với công dân ở chủ thể vi phạm và khách thể bị xâm hại trong hoạt động công vụ. Trách nhiệm pháp lý của công chức bao gồm các hình thức trách nhiệm kỷ luật, vật chất, hành chính, hình sự, trong đó trách nhiệm kỷ luật là hình thức đặc thù trong hoạt động công vụ thường gặp nhất, trách nhiệm hình sự là hình thức trừng phạt nghiêm khắc nhất.
Xuất phát, từ bản chất nhà nước ta và đặc thù hệ thống chính trị ở Việt Nam, trách nhiệm pháp lý của công chức có mối liên hệ mật thiết với trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức, tạo cơ sở toàn diện cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công chức vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ, cũng như việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức của công chức ở Việt Nam.
Chương 2
Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức