Mối quan hệ giữa trách nhiệm pháp lý của công chức với các dạng trách nhiệm xã hội khác

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 29)

các dạng trách nhiệm xã hội khác

Với tư cách là một loại hình của trách nhiệm xã hội, trách nhiệm pháp lý của công chức có tác động qua lại chặt chẽ với các loại hình trách nhiệm khác của trách nhiệm xã hội. Trong đó đáng quan tâm nhất là trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức.

- Trách nhiệm chính trị là trách nhiệm trước tổ chức Đảng và tổ chức xã hội, trước cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), trước tập thể xã hội (như trách nhiệm của đại biểu dân cử trước cử tri). Khi xem xét trách nhiệm chính trị của công chức cần tập trung vào trách nhiệm trước Đảng và trách nhiệm trước cơ quan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), trách nhiệm trước tập thể cơ quan nơi công chức làm việc, trách nhiệm của đại biểu dân cử trước cử tri. Tuy nhiên, tương ứng với vấn đề trách nhiệm của luận văn, tác giả luận án chỉ nghiên cứu trách nhiệm xã hội (dưới khía cạnh tiêu cực) trước tổ chức đảng của công chức là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam và trách nhiệm của công chức trước tập thể cơ quan nơi người công chức đó làm việc.

Thứ nhất, xem xét trách nhiệm của công chức là đảng viên trước Đảng

hình thức kỷ luật đảng đối với những công chức là đảng viên khi thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật Đảng.

Nội dung của kỷ luật Đảng, theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng dẫn của Ban Kiểm tra Trung ương bao gồm những vấn đề sau đây:

+ Làm trái cương lĩnh chính trị là vi phạm kỷ luật Đảng. + Vi phạm Điều lệ Đảng là vi phạm kỷ luật Đảng.

+ Vi phạm trong việc chấp hành nghị quyết, quyết định, chỉ thị là vi phạm kỷ luật Đảng.

+ Vi phạm Hiến pháp và pháp luật là vi phạm kỷ luật đảng.

+ Vi phạm kỷ luật đoàn thể chính trị - xã hội mà mình tham gia là vi phạm kỷ luật Đảng.

Từ những phân tích trên có thể thấy, vi phạm kỷ luật Đảng bao gồm cả vi phạm kỷ luật nội bộ Đảng, vi phạm Hiến pháp, pháp luật và vi phạm kỷ luật đoàn thể chính trị - xã hội. Người công chức là đảng viên khi vi phạm thì tùy theo đó mà có hình thức kỷ luật tương xứng.

Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đảng viên vi phạm kỷ luật đảng thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức trách nhiệm sau đây: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Hình thức kỷ luật đảng không phải là một biện pháp trách nhiệm pháp lý. Nó được áp dụng cho các đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng. Hình thức kỷ luật Đảng không thay thế việc áp dụng các chế tài pháp lý đối với những công chức là Đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật.

Khi tiến hành xử lý kỷ luật đảng phải tuân theo thủ tục nhất định. Thủ tục xử lý kỷ luật đảng viên được thực hiện theo quy định trong Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban

Bí thư, còn thủ tục xử lý các vi phạm pháp luật của công chức được tiến hành theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trong điều kiện phát huy dân chủ hiện nay đã làm phát sinh

trách nhiệm của công chức trước tập thể cơ quan nơi người công chức làm việc. Dưới giác độ tiêu cực, việc công chức không hoàn thành nhiệm vụ, dao động về tư tưởng, phẩm chất năng lực yếu kém sẽ phải chịu trách nhiệm trước tập thể công chức nơi làm việc. Hình thức trách nhiệm này thể hiện thông qua sự đánh giá của đồng nghiệp.

Pháp luật nước ta những năm gần đây đã quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt là trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức và việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm.

Đây cũng chính là nét đặc thù của trách nhiệm chính trị.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)