Về trách nhiệm kỷ luật của công chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 54)

- Quan hệ giữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của công chức với trách nhiệm pháp lý của công chức

2.1.1. Về trách nhiệm kỷ luật của công chức

Chế định trách nhiệm kỷ luật là một chế định phức hợp những qui phạm của luật hành chính và luật lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của nó nên ngay trong những năm đầu của chính quyền cách mạng, Nhà nước đã quan tâm xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động công chức. Ngày 20/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 76-

điều chỉnh tất cả các mặt của hoạt động công vụ ở nước ta, bao hàm: chế độ tuyển dụng, tập sự, thực thụ, bãi chức cho đến việc khen thưởng, kỷ luật. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là do tình hình chiến tranh, mà những qui định trong qui chế này được áp dụng không đầy đủ hoặc không được áp dụng.

Trong những năm 1960 đến 1994 trách nhiệm kỷ luật của công chức được điều chỉnh chung với trách nhiệm kỷ luật của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp. Tiêu biểu là các văn bản sau: Nghị định số 195-CP ngày 31-12-1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ về kỷ luật lao động trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước. Bản Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định này, gồm 4 chương, 17 điều. Chương I quy định về nguyên tắc, nội dung kỷ luật lao động; chương II quy định về khen thưởng, kỷ luật; chương III quy định về thủ tục thi hành kỷ luật lao động; chương IV quy định về điều khoản thi hành. Văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm kỷ luật quan trọng nhất thời kỳ này là Nghị định số 217-CP ngày 08-6-1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công, chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước. Nhiều quy định trong văn bản này cho đến nay khó có thể thay thế được, mặc dù chúng ta đã có Luật cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 97/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 1998 và Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất, Thông tư số 05/1999/TT-BTCCBCP hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP, Thông tư 02/2008/TTLT-BNV-BTC ngày 20/5/2008.

Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Luật cán bộ công chức năm 2008 đã xác định đầy đủ các biện pháp trách nhiệm kỷ luật của công chức trong hoạt động công vụ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 quy định: công chức vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Hạ bậc lương; d) Giáng chức; e) Cách chức; f) Buộc thôi việc.

Hình thức kỷ luật giáng chức là một hình thức mới được quy định trong Luật cán bộ, công chức được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ có hành vi vi phạm tương đối nghiêm trọng do lỗi vô ý. Trước đây trong Pháp lệnh cán bộ, công chức không có hình thức kỷ luật này mà thay vào đó là hình thức hạ ngạch.

Riêng đối với công chức có hành vi tham nhũng thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Luật phòng chống tham nhũng năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2007. Theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng (Điều 69): "Người có hành vi tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi

phạm, mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự" Chỉ có một điều

đáng bàn ở đây, đó chính là tính nghiêm khắc của chế tài kỷ luật đối với những hành vi tham nhũng của công chức. Công chức có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức hạ bậc lương, giáng chức, cách chức thì bị chuyển công tác khác không liên quan đến công việc dễ xảy ra tham nhũng.

Theo chúng tôi, Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật phòng chống tham nhũng năm 2006, sửa đổi năm 2007, Nghị định số 97/1998/NĐ-CP, Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ngày 10/10/2006, Thông tư 02/2008/TTLT-BNV- BTC ngày 20/5/2008 đã xác lập những vấn đề nguyên tắc về vi phạm kỷ luật - cơ sở trách nhiệm kỷ luật của công chức, các hình thức - biện pháp trách nhiệm kỷ luật và thủ tục xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại sau

- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP thì công chức chỉ bị xử lý kỷ luật khi vi phạm các các quy tắc quản lý nhà nước trong hoạt động công vụ và các quy định tại các văn bản pháp luật khác nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quy định trên đã chỉ ra khách thể của vi phạm kỷ luật là các quy tắc quản lý nhà nước trong hoạt động công vụ. Nhưng những quy định trên còn chung chung và thiếu chính xác, bởi nhiều vi phạm do công chức thực hiện khi xâm hại vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ vừa phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời chịu trách nhiệm kỷ luật.

- Về căn cứ áp dụng các hình thức kỷ luật quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức thì:

+ Đối với hình thức kỷ luật khiển trách: chưa làm rõ được thế nào là mức độ nhẹ. Điều đó rất dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện của các cơ quan quản lý công chức khi xử lý vi phạm kỷ luật công chức.

+ Tương tự như hình thức khiển trách, hình thức cảnh cáo quy định tại điều này cũng chưa rõ.

+ Đối với hình thức kỷ luật hạ bậc lương: Hình thức này được hiểu khi công chức vi phạm sẽ bị hạ từ bậc của ngạch chuyên môn công chức đang giữ xuống ngạch thấp hơn liền kề đó. Trong trường hợp công chức vi phạm bị áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương, mà mức lương mới ở bậc khởi điểm của ngạch chuyên môn, thì cơ quan quản lý công chức áp dụng hình thức này bằng việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một thâm niên nâng bậc của ngạch.

+ Đối với hình thức kỷ luật giáng chức thì cơ quan quản lý công chức áp dụng đối với công chức giữ chức vụ vi phạm kỷ luật tương đối nghiêm trọng do lỗi không cố ý, về phẩm chất, uy tín còn có thể đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, do trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu

khi để cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật nghiêm trọng. Đối với trường hợp công chức giữ chức vụ vi phạm kỷ luật không còn chức danh lãnh đạo nào thấp hơn thì áp dụng hình thức kỷ luật cách chức.

+ Đối với hình thức kỷ luật cách chức thì chỉ được áp dụng đối với những người có chức vụ. Công chức được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý công chức) cấp nào bổ nhiệm, nếu khi vi phạm kỷ luật ở hình thức này thì do chính thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đó ra quyết định kỷ luật cách chức. Tuy nhiên, quy trình cách chức hiện nay cũng như quy trình bổ nhiệm lãnh đạo trên thực tế phải có ý kiến của cấp ủy đảng có thẩm quyền, song pháp luật còn bỏ ngỏ.

+ Đối với hình thức kỷ luật buộc thôi việc thì ngoài những căn cứ đã dẫn ở trên còn có thêm hành vi tự ý bỏ việc 7 ngày trong 01 tháng hoặc 20 ngày trong 01 năm (cộng dồn) mà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, vẫn chưa có câu trả lời một cách xác định thế nào là vi phạm có tính chất nghiêm trọng.

Tóm lại, thế nào là vi phạm mức độ nhẹ, vi phạm nghiêm trọng, thật nghiêm trọng, gây tổn hại lớn cho nhà nước, tái phạm, vi phạm nhiều lần, không đủ phẩm chất, đạo đức, không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc, lại là vấn đề chưa xác định rõ trong Nghị định này cũng như trong Thông tư số 05/1999/TT-TCCP của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 1999, trong Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/03/2005 của Chính phủ và hoặc một văn bản nào khác.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)