Về trách nhiệm vật chất của công chức

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 67)

- Vấn đề trách nhiệm kỷ luật của công chức lãnh đạo: Khoản 2 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2006 (sửa đổi bổ sung năm 2007) quy

2.1.4. Về trách nhiệm vật chất của công chức

Như chương 1 đã trình bày, trách nhiệm vật chất của công chức là dạng trách nhiệm mà ở đó công chức phải bồi hoàn cho nhà nước những thiệt

hại do họ gây ra hoặc hoàn trả cho nhà nước những thiệt hại do hành vi vi phạm pháp pháp luật của họ gây ra trong hoạt động công vụ.

Trước đây chế độ trách nhiệm vật chất của công chức và người lao động được điều chỉnh chung, không có sự tách bạch như hiện nay. Các văn bản quy định về vấn đề này gồm: Nghị định số 49/CP ngày 09/04/1968 của Hội đồng Chính phủ ban hành chế độ trách nhiệm vật chất của công nhân, viên chức đối với tài sản của Nhà nước, Nghị định số 217/CP ngày 08/06/1979 của Hội đồng Chính phủ ban hành bản quy định về độ trách nhiệm kỷ luật, chế độ bảo vệ của công và chế độ phục vụ nhân dân của cán bộ, nhân viên và cơ quan nhà nước. Điểm nổi bật trong các văn bản này là nặng về các quy phạm mang tính chính trị, đạo đức, chỉ đưa ra các nguyên tắc chung chứ không quy định cụ thể mức bồi thường, thủ tục bồi thường và chỉ giới hạn phạm vi trách nhiệm vật chất trong khuôn khổ trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của công nhân, viên chức đối với Nhà nước.

Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, tách quản lý nhà nước với quản lý sản xuất, kinh doanh, Bộ luật lao động ngày 23/6/1994 đã xác lập quan hệ lao động cho đối tượng làm công ăn lương ở khu vực sản xuất kinh doanh, trong đó có quan hệ bồi thường vật chất. Vì vậy, trách nhiệm vật chất áp dụng cho công chức nhà nước không thuộc về lĩnh vực luật lao động mà đòi hỏi phải có những văn bản pháp luật hành chính chuyên biệt điều chỉnh.

Hiến pháp năm 1992, đã đề ra quy định nền tảng cho vấn đề này. Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: "Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự". Bộ luật dân sự năm 1996 cụ thể hóa vấn đề này bằng quy định tại Điều 623:

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm yêu cầu công chức, viên chức phải hoàn trả khoản tiền mà mình phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu công chức, viên chức đó có lỗi trong thi hành công vụ.

Để cụ thể hóa Điều 623, 624 Bộ luật dân sự, ngày 3 tháng 5 năm 1997, Chính phủ đã hành Nghị định số 47/CP về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Trên cơ sở Nghị định này, ngày 4 tháng 6 năm 1998 Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã ban hành Thông tư số 54/1998/TT-TCCP hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 47/CP. Cũng về vấn đề này, năm 2002 ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 388/2002/NQ-UBTVQH về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Sự ra đời của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực từ ngày 01/01/2010) đã thay thế Nghị quyết 388/2002/NQ-UBTVQH đã đáp ứng được những đòi hỏi khách quan. Là cơ sở để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân khi bị chính các cán bộ, công chức nhà nước gây thiệt hại.

Trên cơ sở Pháp lệnh cán bộ công chức, ngày 17/11/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 97/1998/NĐ-CP và Nghị định số 118/2006/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức nhà nước. Sau khi Luật cán bộ, công chức ra đời, chưa có nghị định nào hướng dẫn cụ thể về việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức nhà nước nên Nghị định 118/2006 vẫn là hướng dẫn cụ thể và chi tiết.

Từ những quy định nêu trên cho thấy, pháp luật về trách nhiệm vật chất của công chức đã bước đầu được hoàn thiện, từng bước đáp ứng các yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, những quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm vật chất còn quá chung chung và còn nhiều khoảng trống. Cụ thể:

Thứ nhất, trường hợp thiệt hại gây ra do vô ý, mức bồi thường không quá ba tháng lương thì cơ quan, tổ chức quản lý công chức có chịu trách nhiệm liên đới hay không? Nếu cố ý lợi dụng chức vụ để trục lợi thì có bồi thường toàn bộ số thiệt hại gây ra hay không (mặc dù theo nguyên tắc chung của luật dân sự thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, nhưng việc áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thì có đặc thù gì)? Trong các trường hợp do hoàn cảnh khách quan không khắc phục được mà chứng minh được rằng không có yếu tố lỗi thì có phải bồi thường thiệt hại hay không?

Thứ hai, trường hợp gây thiệt hại cho công dân bởi những hành vi

hành chính hợp pháp (tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ) thì nguyên tắc cơ quan "bồi thường" và công chức "hoàn trả" ra sao? Trường hợp nào thì bồi thường và hoàn trả toàn bộ, trường hợp nào thì bồi thường và hoàn trả một phần, trường hợp nào thì không phải bồi thường và hoàn trả.

Thứ ba, về trường hợp công chức, viên chức gây thiệt hại cho chính

cơ quan, tổ chức nhà nước, cả khi hành vi đó hợp pháp hoặc không hợp pháp cũng chưa có quy định gì mới, mặc dù đây mới chính là nội dung cơ bản của dạng trách nhiệm vật chất của công chức, viên chức nhà nước theo đúng khái niệm của nó. Về vấn đề này, Bộ luật lao động có hiệu lực ngày 01/01/1995, nói chung không áp dụng cho công chức, viên chức, trừ một số những đối tượng nêu tại Điều 4 Bộ luật được áp dụng một số quy định của Bộ luật này.

Thứ tư, pháp luật hiện hành chỉ mới quy định trường hợp cán bộ, công

chức gây thiệt hại cho Nhà nước thì phải "bồi thường" hoặc "hoàn trả". "Bồi thường" khi trực tiếp gây thiệt hại, "hoàn trả" khi gián tiếp gây thiệt hại. Nhưng ngay cả trong phạm vi khái niệm "bồi thường" và "hoàn trả" như thế này thì vẫn còn những trường hợp khác đã được quy định trong pháp luật mà Điều 39 (khoản 4 và 5) Pháp lệnh Cán bộ công chức không nhắc tới, ví dụ: cán bộ, công chức phải "hoàn trả" những khoản hưởng không đúng chế độ. Nhưng

khi Luật cán bộ, công chức ra đời, trong luật không có điều khoản nào quy định cụ thể về việc công chức phải bồi thường khi gây thiệt hại cho nhà nước.

Những quy định như vậy, một mặt có ý nghĩa rất quan trọng, bảo đảm tính kịp thời, liên tục và nhanh nhạy của hoạt động công vụ, mặt khác tránh những tùy tiện có thể xảy ra làm thiệt hại đến quyền lợi của chính cán bộ, công chức, viên chức hoặc thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, nhất là trong việc quyết định "bồi thường", "hoàn trả" khoản tiền gây thiệt hại.

Mặt khác, tất cả những quy định về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức nói trên mới chỉ quy định theo một hướng là cán bộ, công chức bồi thường, hoàn trả cho Nhà nước còn hướng ngược lại, nghĩa là trường hợp Nhà nước (cơ quan, tổ chức nhà nước) bồi thường cho cán bộ, công chức khi gây thiệt hại cho họ về danh dự, tài sản, sức khỏe, thì quy định rất chung, chưa đầy đủ và cụ thể.

Thứ năm, theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 97/1998/NĐ-CP thì

trường hợp công chức gây thiệt hại dưới năm triệu đồng về nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng cách trừ dần vào lương, nếu do vô ý thì phải bồi thường nhiều nhất là ba tháng lương và được trừ dần vào lương hàng tháng, nhưng không dưới 10% và không vượt quá 30% tổng thu nhập tiền lương và phụ cấp (nếu có). Cách quy định cụ thể như vậy mới chỉ quy định về một trường hợp đó là mức thiệt hại dưới năm triệu đồng. Các trường hợp khác, gây thiệt hại trên năm triệu đồng, cách tính mức ra sao? Liệu công chức có luôn luôn phải bồi thường toàn bộ?

Một phần của tài liệu Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)